Đây là cách nữ tỷ phú Oprah Winfrey hành xử khi nhận thấy đồng nghiệp nam được trả cao hơn mình
Khi phong trào đòi bình đẳng cho phụ nữ lên cao trào, câu chuyện về cách ứng xử của nữ tỷ phú Oprah Winfrey khi bị đối xử không bình đẳng với nam giới một lần nữa được lan truyền như một bài học.
Chiến dịch #MeToo được một số lượng lớn phụ nữ ủng hộ tại các nơi làm việc công cộng và gần đây nó tạo nên sự thúc đẩy cho Tu chính án Quyền bình đẳng Mỹ. Vấn đề bình đẳng giới đã được đưa lên hàng đầu trong những cuộc đối thoại quốc gia. Ngày 30/5 vừa qua, bang Illinois đã phê chuẩn Tu chính án Quyền bình đẳng và là tiểu bang thứ 37 chấp thuận sửa đổi, kể từ lần đầu tiên được Quốc hội Mỹ đề nghị vào năm 1972. Việc sửa đổi nhằm chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử về giới và nêu rõ: "Quyền Bình đẳng theo luật pháp sẽ không vì lý do giới tính mà bị phủ nhận hoặc rút gọn bởi đất nước Hoa Kỳ hay bất kỳ tiểu bang nào."
Một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất của Illinois, Oprah Winfrey, nhớ lại quãng thời gian cách đây không lâu nhưng có vẻ khác xa so với ngày nay. Trước khi sản xuất chương trình của riêng mình với tên "The Oprah Winfrey Show", Winfrey đã phải rất đấu tranh để bắt đầu sự nghiệp của mình tại một đài truyền hình địa phương ở Baltimore, Maryland. Ở đó, vào cuối những năm 1970, cô phát hiện ra rằng nam đồng nghiệp cùng dẫn chương trình với mình - Richard Sher, được trả lương cao hơn cô.
Winfrey chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn tại Đại học Stanford năm 2014: "Khi làm việc ở Baltimore, tôi đã đi gặp ông chủ và thẳng thắn nói về vấn đề này khi anh chàng đang làm việc với tôi, người cộng sự cùng dẫn chương trình với tôi trong ‘People are talking’ được trả cao hơn tôi dù vai trò của chúng tôi tương đương nhau".
Giống như mọi người khác, Winfrey cũng cảm thấy e ngại khi gặp sếp để hỏi về vấn đề tiền bạc nhưng cô đã vượt qua điều đó để nói chuyện cho ra nhẽ. "Tôi sẽ đi, và tôi sẽ đứng lên cho bản thân mình. Tôi nói với sếp rằng Richard kiếm được nhiều tiền hơn tôi và tôi không nghĩ điều đó công bằng bởi vì chúng tôi đang làm cùng một công việc, chúng tôi cùng làm cùng một chương trình", Winfrey kể lại.
Tuy nhiên, cách ông chủ của Winfrey phản ứng đã làm cô thất vọng. Với lý do anh đồng nghiệp phải nuôi con còn Winfrey thì không, yêu cầu đòi bình đẳng của cô đã bị khước từ theo cách phũ phàng nhất. Sếp của cô chỉ ra những khoản phí mà người đồng nghiệp của cô phải trả trong khi cô, người mới chỉ hơn 20 tuổi, chưa phải lo nghĩ đến.
Cách giả thích cảu sếp Winfrey hoàn toàn sai lầm so với một người quản lý, người không nhận thức đúng vấn đề của bình đẳng trong công việc. Cuộc trao đổi này đủ để Winfrey nhận ra rằng cô sẽ không được đánh giá một cách nghiêm túc bởi người lãnh đạo của tổ chức đó.
"Tôi nói 'Cảm ơn ông đã dành thời gian," và tôi rời đi, "Winfrey giải thích. "Tôi biết rằng, thời điểm đó, đã đến lúc tôi phải ra đi." Cô bắt đầu vạch ra chiến lược cho những bước chuyển tiếp theo trong sự nghiệp của mình và tiếp tục theo đuổi bản năng của mình để chuyển đến Chicago vào năm 1984 để dẫn chương trình "A.M. Chicago".
"Lý do tại sao tôi rời văn phòng của sếp tôi khi tôi đang yêu cầu được tăng lương là vì tôi biết anh ấy không nghe và cũng không nhìn thấy tôi và tôi cũng sẽ không nhận được sự đánh giá mà tôi cần", Winfrey nói. "Tôi quyết định không nộp đơn kiện chống lại sự bất bình đẳng bởi vì tôi biết tại thời điểm mà tôi sẽ thua, rằng không có gì tốt đẹp sẽ xảy ra."
Nhưng nhiều năm sau, trong khi tổ chức chương trình riêng của mình ở Chicago, Winfrey có cơ hội để hành động chống lại sự bất bình đẳng này.
"Tôi đã kiếm được nhiều tiền, và các nhà sản xuất của tôi vẫn nhận được mức lương tương tự", Winfrey nói với Time. "Tôi đã đến gặp sếp của tôi vào thời điểm đó và tôi nói," Mọi người đều cần tăng lương." Một lần nữa, ông chủ hỏi tại sao các nhà sản xuất cần tiền. "Họ chỉ là con gái. Họ là một nhóm các cô gái. Họ cần nhiều tiền hơn để làm gì?" anh ta nói, theo lời kể của Winfrey.
Giờ đây, khi đã có quyền lực, Winfrey đứng vững và nói với ông chủ của cô, cô sẽ không dẫn một chương trình khác cho đến khi mức tiền trả cho nhà sản xuất tăng lên. Và hành động của cô đã đem lại hiệu quả.
"Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người trong thế hệ của tôi đã chịu đựng rất nhiều", Winfrey giải thích với tạp chí Time. "Tôi luôn luôn biết rằng sẽ đến một thời điểm khi tôi ở một vị trí mà tôi sẽ không phải chịu đựng sự bất bình đẳng nữa."
Khi bình đẳng giới ngày nay đã có những bước tiến lớn, thì phụ nữ trong lực lượng lao động vẫn còn thiếu tính đại diện ở vai trò lãnh đạo. Ví dụ, chỉ có 24 phụ nữ làm CEO trong Top 500 Fortune. Và tổng hợp lại, họ được trả tiền ít hơn nam giới. Theo Viện Chính sách và Nghiên cứu của Phụ nữ (IWPR) và Đại học nghiên cứu Phụ nữ Mỹ, trong năm 2016, một phụ nữ làm việc toàn thời gian ở Hoa Kỳ kiếm được 0,8 đô la trong khi đàn ông được trả 1 đô la.