Đậu phộng là thủ phạm tiếp tay cho ung thư? Bác sĩ cảnh báo 5 kiểu người sau thèm đến mấy cũng không ăn

01/04/2023 07:24 AM | Sống

Đậu phộng còn gọi là lạc, là thực phẩm thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng được ví là "quả trường thọ" bởi chứa giá trị dinh dưỡng cao.

Đậu phộng giàu protein, chất béo và các hoạt chất sinh học như polyphenol, flavonoid, catechin, resveratrol,… giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về não bộ và tim mạch.

Hơn nữa, các thành phần axit hữu cơ như: sterol, hydroxyl… trong nó còn hỗ trợ làm giảm cholesterol và tăng khả năng lưu thông của máu. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, huyết áp thấp,…

Tuy nhiên, cũng nhiều tranh cãi cho rằng, đậu phộng là thực phẩm tiếp tay cho bệnh ung thư, đẩy nhanh tốc độ di căn của các tế bào u.

Tại sao đậu phộng là thủ phạm tiếp tay cho bệnh ung thư?

Theo nghiên cứu khoa học công bố trên tạp chí Carcinogenese, việc tiêu thụ quá nhiều lạc có thể thúc đẩy sự phát triển di căn tế bào ung thư trong cơ thể.

Để hoàn thành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Liverpool (Anh) đã phân tích nồng độ agglutinin trong máu của bệnh nhân ung thư một giờ sau khi tiêu thụ 250 gram lạc. Họ phát hiện ra rằng agglutinin, một loại protein thực vật làm từ đậu phộng, tương tác với các tế bào trong thành mạch máu để tạo ra cytokine.

Mặc dù chúng cho phép các tế bào của hệ thống miễn dịch giao tiếp với nhau, nhưng một số phân tử này có thể thúc đẩy sự phát triển di căn trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân ung thư nên tiêu thụ lạc ở mức vừa phải.

Đậu phộng là thủ phạm tiếp tay cho ung thư? Bác sĩ cảnh báo 5 kiểu người sau thèm đến mấy cũng không ăn - Ảnh 1.

Nhiều ý kiến cho rằng bệnh nhân ung thư ăn nhiều đậu phộng sẽ tăng nguy cơ di căn

Theo một kết quả nghiên cứu y khoa khác chỉ ra trong đậu phộng có chứa thành phần lectin. Chất này khi đi vào mạch máu sẽ gây phản ứng với các tế bào nội mô trong mạch, làm tăng khả năng di căn của các khối u và tế bào ung thư.

Tuy nhiên, nếu không ăn đậu phộng thường xuyên thì bạn không nên quá lo lắng. Bởi chỉ khi sử dụng trong thời gian dài, liên tục thì thành phần lectin có trong đậu phộng mới trở thành mối đe dọa cho sức khỏe.

5 kiểu người sau không nên ăn đậu phộng

1. Bệnh nhân bị mỡ máu: Vì đậu phộng chứa thành phần chất béo, vậy nên khi người bị mỡ máu ăn vào sẽ làm hàm lượng lipid trong máu tăng cao. Tình trạng này có thể gây xơ cứng động mạch, tăng huyết áp và một số bệnh khác có hại cho cơ thể. 

2. Bệnh nhân bị gút: Trong đậu phộng có chứa purin và người bị gút ăn nhiều sẽ gây ra những cơn đau gút cấp, làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. 

3. Người mắc các bệnh về gan và túi mật: Chất béo có nhiều trong đậu phộng làm túi mật mất nhiều thời gian tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây khó tiêu, đau bụng và viêm ruột. 

4. Bệnh nhân tiểu đường: Đậu phộng chứa nhiều dầu sẽ làm lượng calo hấp thụ trong cơ thể vượt ngưỡng bình thường, gây nguy hiểm trong việc kiểm soát đường huyết. 

5. Bệnh nhân mắc các bệnh thận mãn tính: Đây là những người có sự trao đổi protein trong cơ thể diễn ra bất thường. Và đậu phộng lại giàu protein, nên khi ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Đậu phộng là thủ phạm tiếp tay cho ung thư? Bác sĩ cảnh báo 5 kiểu người sau thèm đến mấy cũng không ăn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bệnh nhân ung thư ăn đậu phộng cần lưu ý gì?

Đậu phộng không gây hại đối với bệnh nhân ung thư, nhưng cũng cần chú ý nên ăn đậu phộng đúng cách. 

Đầu tiên là không được ăn đậu phộng bị mốc. Trong đậu phộng mốc có chứa aflatoxin. Đây là một loại độc tố vi nấm và là tác nhân gây bệnh ung thư. Khi phát hiện ra đậu phộng bị mốc, chúng ta nên vứt bỏ toàn bộ. 

Bên cạnh đó, bạn chỉ nên ăn đậu phộng một cách điều độ bởi chúng chứa một lượng chất béo và nhân purin nhất định. Ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng tăng lipit máu, acid uric cao. 

Bệnh nhân ung thư nên chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi lành mạnh, chia ra nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày, bỏ rượu bia, thuốc lá và thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp ích cho sức khoẻ.


Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM