Đau đầu bởi nghịch lý: Tốt nghiệp và đi làm lại cảm thấy bản thân còn nghèo hơn cả hồi đi học

10/10/2018 20:30 PM | Sống

Không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang có, đấy chính là bản chất của con người. Người càng giàu thì tham vọng lại càng cao.

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình rằng, tại sao đã cố gắng rất nhiều mà nghèo vẫn hoàn nghèo chưa?

Cái gì cũng có lí do của nó, và nghèo đói cũng không ngoại lệ. Dưới đây chính là những lí do khiến bạn dù đã tốt nghiệp và đi làm rồi nhưng vẫn nghèo.

Do dự không quyết

Do dự không quyết còn khiến người ta dễ dàng đi vào con đường nghèo khó hơn là sự lỗ mãng, bất luận là bạn ưu tú về mọi mặt như thế nào thì trong sự cạnh tranh khắc nghiệt của số mệnh, bạn cũng sẽ dễ dàng bị đánh bại bởi những kẻ kiên định.

Dây dưa trì hoãn

Đã lên kế hoạch đầy đủ nhưng hành sự lại chậm trễ, trì hoãn chính là vấn đề của sự trốn tránh và lười biếng. Phóng đại những khó khăn trước mắt, nản lòng chùn bước, tìm đủ mọi lí do để trốn tránh, thường hay phàn nàn: "Công việc quá nhàm chán", "tôi đang rất bận", "đợi chút nữa rồi làm cũng có sao, đang còn thời gian mà". Tích tụ thời gian dài sẽ khiến bạn có cảm giác tội lỗi và lo lắng.

Đau đầu bởi nghịch lý: Tốt nghiệp và đi làm lại cảm thấy bản thân còn nghèo hơn cả hồi đi học  - Ảnh 1.

Cảm hứng tức thời

80% thất bại là do làm việc không đến nơi đến chốn, bạn chưa bao giờ thể nghiệm cái cảm giác kiên trì làm một việc gì đó đến cùng, bởi vì sự kiên trì đối với bạn mà nói là một điều nhàm chán và luôn cản trở bạn, hầu như tất cả mọi người đều đã từng lên kế hoạch cho cuộc đời với một khí thế hừng hực, nhưng có thể kiên trì đến cuối cùng thì lại có rất ít người, đừng nói đến là cuối cùng mà có không ít người chỉ mới có ba ngày đã từ bỏ rồi.

Sợ hãi bị cự tuyệt

Những người này là những người sợ phải đặt sự tự tôn lên hàng đầu, khi đặt quan hệ để làm việc, họ chỉ quan tâm thái độ của mọi người đối với mình, do vậy, họ luôn bị ám ảnh bởi sự từ chối của người khác, và luôn cảm giác sợ hãi sẽ đánh mất đi lòng tự tôn khi bị cự tuyệt.

Tự giới hạn

Bạn luôn cảm giác mình không thể làm được, ví dụ như bạn muốn làm một việc gì đó nhưng lại có một số nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mình không thể làm được, trước khi chưa làm thử xem năng lực đến đâu thì bạn đã tự phủ định chính mình và tìm lí do để từ chối sự nỗ lực của bản thân, tất cả sự tầm thường và thất bại của bạn đều do bạn luôn tự đặt ra giới hạn cho bản thân mình.

Luôn tìm lí do để đùn đẩy cái sai

Khi một người phạm sai lầm, phản ứng đầu tiên thường là tự bảo vệ mình, không có tính chuyên nghiệp mạnh mẽ, không cầu tiến, không có niềm tin vững chắc trong cuộc sống, do đó, khi gặp khó khăn, họ sẽ không lựa chọn thừa nhận sai làm mà luôn tìm lí do để trốn tránh.

Đau đầu bởi nghịch lý: Tốt nghiệp và đi làm lại cảm thấy bản thân còn nghèo hơn cả hồi đi học  - Ảnh 2.

Ngoài những lí do trên, còn có một lý do nữa đó là không bao giờ thấy hài lòng với mọi thứ mà mình đang có

Khi bạn nhìn thấy bạn bè của mình đã là lãnh đạo, trong khi mình vẫn chỉ là một chân nhân viên quèn, hàng tháng nhận lương theo quy định, bạn thấy mình thua thiệt, và luôn dằn vặt rằng người đó hơn mình điểm già mà lại thành công hơn.

Khi bạn bè của bạn đang tất bật với những cuộc hẹn, những chuyến du lịch sang chảnh thì bạn đang ngồi ở văn phòng và tăng ca tới muộn, bạn hậm hực vì sao người ta lại có số hưởng mà mình thì phải bươn chải mãi chỉ đủ ăn.

Khi bạn bè vào siêu thị và mua sắm những món hàng đắt đỏ còn bạn thì vào chợ và lựa mấy món đồ bình dân, bạn cũng sẽ buồn bã cho rằng họ không xứng đáng nhận được những thứ hơn mình.

Chính tư tưởng đó đã khiến cho bạn luôn có cảm giác mình luôn nghèo khó.

Tư tưởng có sức mạnh vô cùng ghê gớm, nó có thể khiến cho con người có thể lạc quan yêu đời, cũng có thể khiến người ta chùn bước.

Khi thấy mọi người hơn mình, tốt nhất bạn nên nghĩ rằng mình chưa thực sự cố gắng để đạt được thành quả hơn người chứ đừng đùn đẩy cho số phận. Cố gắng hết mình là yếu tố quan trọng để đi đến sự thành công.

Triều Anh

Cùng chuyên mục
XEM