'Đất nước vạn đảo' đối mặt với thảm họa rác thải khủng khiếp nhất lịch sử
Indonesia là nơi sản xuất gần 1,3 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm và không có cơ sở hạ tầng để xử lý, đây được coi là nguồn ô nhiễm rác thải nhựa lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.
Tính đến nay (1/6), Honduras đã ghi nhận hơn 5.200 ca nhiễm và 212 ca tử vong liên quan đến Covid-19.
Theo cơ quan Thống kê Trung ương và Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Indonesia, mỗi năm quốc gia này sản xuất 64 tấn rác thải, trong đó 3,2 tấn rác sẽ theo các con sông đổ ra biển.
Chính phủ Indonesia cam kết hành động để đạt mục tiêu giảm khoảng 70% lượng rác thải nhựa từ nay đến năm 2050 tại các vùng biển của nước này, thông qua các biện pháp tái chế, giảm sử dụng đồ nhựa và nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của rác thải nhựa. Chính phủ Indonesia cũng cam kết chi 1 tỉ USD mỗi năm để làm sạch các con sông và biển tại nước này.
Sau đây là những hình ảnh ở Indonesia tràn ngập trong rác thải. (Ảnh: Reuters)
Khi thủy triều xuống, rác thải từ các con sông và kênh rạch trên 17.000 hòn đảo của Indonesia trôi ra biển theo dòng nước và trong thời gian thủy triều dâng cao, rác thải sẽ được đưa vào tất cả các bờ biển lân cận.
Nhà chức trách Indonesia cho rằng, trách nhiệm đối với sự ô nhiễm của biển thuộc về người dân địa phương và khách du lịch.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức quân đội được kêu gọi dọn dẹp rác thải, nhưng nó không giúp được gì nhiều. Một số chuyên gia dự đoán đến năm 2050 sẽ có nhiều rác thải nhựa trên biển hơn cả cá.
Rác nhựa, rác thải sinh hoạt, giấy ngập tràn khắp nơi khi thủy triều dâng cao đến gần nhà của cư dân ở Indonesia.
Theo các báo cáo, chính quyền tỉnh Tây Java (Indonesia) sẽ xây dựng các nhà máy chế biến chất thải nhựa thành dầu diesel và nguyên liệu nhựa thô, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2023. Dự án này là sự hợp tác giữa tỉnh Tây Java và công ty chế biến nhựa Plastic Energy có trụ sở tại Anh.
Thống đốc tỉnh Tây Java, ông Ridwan Kamil cho biết, các nhà máy trên sẽ được xây dựng tại 5 địa điểm, bao gồm các thành phố Bekasi, Tasikmalaya và Cirebon. 2 địa điểm còn lại sẽ được xây dựng tại bãi chôn rác Sarimukti, thành phố Bandung và Galuga thuộc thành phố Bogor.
Những đứa trẻ trên chiếc thuyền làm bằng xốp.
Người dân nhặt các chai lọ bằng nhựa.
Một ngôi làng nhỏ sống ngay bên cạnh bãi rác.
Người dân sống chung với rác, họ nhặt rác thải nhựa mỗi ngày như một nghề kiếm sống.
Người dân bên "biển" rác.
Chính phủ Indonesia đã tăng cường giám sát chất thải nhập khẩu trong những tháng gần đây để chống lại việc dần trở thành bãi rác quốc tế.