Dành 36 năm để nghiên cứu, chuyên gia tài chính phát hiện ra 7 khái niệm phổ biến vô tình cản trở sự giàu có của một người: Biết sớm, đổi đời sớm!
Tại sao ngoài kia rất nhiều người đang ngày càng giàu có hơn, nhưng cuộc đời bạn thì dường như không có tiến triển gì?
Chuyên gia tài chính Steve Siebold, tác giả của cuốn sách “Cách suy nghĩ của người giàu có” (How rich people think) đã bày tỏ với CNBC, ông đã tốn mất 36 năm để nghiên cứu, phỏng vấn hơn 13.000 đại gia và những người làm công ăn lương. Nhờ đó, ông nhận ra bí quyết, giá trị và trình độ tư tưởng của những người giàu có có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Còn những người làm công lại thường hay xuất hiện 7 quan niệm khiến thu nhập họ ngày càng ít đi, giới hạn sự phát triển của bản thân.
1. Chỉ những người làm việc chăm chỉ mới có thể giàu có
Đại đa số những người làm công ăn lương luôn giam mình trong trạng thái “mình có thể nhịn được” khi làm việc. Sau đó họ cứ kiên trì làm tiếp, tưởng tượng đến việc khi nào được nghỉ hưu, nhưng ngày nào cũng sống trong lo lắng, trong nguy cơ bị sa thải.
Nhà nhân chủng học Hadas Weiss giải thích cho hiện tượng này: Quan niệm “vì để bảo vệ mình, nỗ lực mới có thể thành công” khiến người ta càng nghiêng về phía tư tưởng chỉ làm việc chăm chỉ, nỗ lực mới là con đường đi đến được thành công.
Mặt khác, người thật sự có tiền sẽ đi tìm và thực hiện điều họ yêu thích thích, toàn tâm toàn ý nỗ lực làm việc. Do đó, việc có thể làm chuyện mình thích, mà lại giúp mình trở nên giàu có hơn là lí do giúp chúng ta lúc nào cũng nhiệt tình, năng nổ, gặt hái được thành công.
2. Không có bằng cấp thì khó mà giàu được
Những người bình thường cho rằng tiếp nhận sự giáo dục chính quy quyết định tới mức độ giàu có của bọn họ, nhưng nhìn từ thực tế để xem xét, rõ ràng không phải tất cả những sinh viên đại học đều có thể trở thành người có tiền.
Kiến thức trên sách vở rất khó để bạn làm giàu được, ngược lại người có quan hệ rộng và các kỹ năng đặc biệt sẽ có lợi cho tương lai hơn. Giáo dục chính quy không thể bảo đảm giúp bạn thành công hoặc giàu có, việc đặt trọng tâm vào những lĩnh vực mạnh, kỹ năng ưu thế của bạn mới là trọng điểm.
3. Giàu có do số phận
Người bình thường cho rằng trở thành người có tiền là do may mắn, mà bản thân mình không nằm trong người có có được sự may mắn đó. Nếu như sau này họ thu được những thành tựu khá ổn thì họ sẽ cho rằng năm đó khi mình chọn đi học là quyết định đầu tư đúng đắn. Ngược lại nếu như thất bại thì họ sẽ nghĩ rằng mình đã đầu tư thất thố, "tóm lại tôi không phải là người có số giàu có".
Nhưng người giàu có lại không nghĩ như vậy. Bọn họ cho rằng nếu như tôi phục vụ cho anh bằng cách giải quyết vấn đề, vậy tại sao tôi không thể trở thành người giàu được? Vì bọn họ có suy nghĩ này nên tất cả hành động của họ đều tiến về phía ước mơ của họ hết.
Vậy nên thay vì tập trung sức lực vào việc tiết kiệm thật nhiều tiền, chi bằng nghĩ xem lại thế nào để tạo ra giá trị của bản thân, đưa ra cách giải quyết vấn đề cho người khác.
4. Tiền tài, quyền lực khiến con người thoái hóa
Đa số người làm công ăn lương đều có quan niệm này, họ cho rằng thành công và tiền bạc sẽ khiến người ta trở nên tham lam, thoái hóa... Nhưng sự thật lại nằm ở bản chất, hành vi của mỗi người.
Ví dụ, nếu như trước khi trở nên giàu có, bạn là một tên trộm, vậy thì một khi giàu rồi, rất có thể bạn sẽ càng trở nên giảo hoạt hơn. Nếu như trước đó bạn là người thật thà, khiêm tốn và biết cố gắng, sau khi giàu bạn có thể sẽ trở thành người tốt hơn nữa, cống hiến cho xã hội.
5. Theo đuổi sự ổn định là một chuyện tốt
Người bình thường rất sợ mất đi tiền bạc, một khi đầu tư không thu được bất cứ lợi nhuận nào, bọn họ cũng sẽ nghĩ tiền sẽ không quay lại được nữa. Ngược lại, những người có tiền lại chuyên tâm đi nghiên cứu những nguy hiểm trong đầu tư. Họ hiểu và đoán biết được những nguy hiểm trên thương trường. Một vụ đầu tư mặc dù có thể thu được lợi nhuận cực lớn, nhưng cũng có lúc sẽ tổn thất nặng nề. Chỉ những người có bản lĩnh, chấp nhận loại nguy hiểm này mới không sợ thất bại, dám dấn thân. Mỗi lần thất bại sẽ cho họ kinh nghiêm, giúp họ biết cách đầu tư hơn, dần dần sẽ chuyển lỗ thành lãi.
6. Dạy con làm thế nào để tiết kiệm tiền là điều rất quan trọng
Tiết kiệm tiền về bản chất thì không phải chuyện xấu, nhưng sẽ ảnh hưởng tới trình độ tư tưởng của con cái. Người có tiền sẽ chú trọng tới việc dạy con cách tăng thu nhập, còn tiền bạc chỉ là vật phẩm thay thế và thứ môi giới phục vụ cho cuộc sống mà thôi. Còn sự giàu có do biết đầu tư có thể dùng vào những việc mình thích, khiến bạn càng có động lực hơn trong việc kiếm tiền.
7. Tiền bạc khiến người ta cảm thấy áp lực
Từ trước tới giờ đa số mọi người đều không tích lũy được số tiền quá lớn, nhưng lại hao tâm tổn sức đi trông mong vào số tiền đó. Tới khi trưởng thành, cách tư duy về tiền bạc, công việc đã được đình hình khi còn nhỏ đó sẽ rất khó thay đổi. Bọn họ cho rằng nói tới vấn đề tiền nong sẽ tạo ra áp lực và lo âu, do đó họ sẽ cố gắng tránh nói tới chuyện này.
Mặt khác, người có tiền dùng con mắt có logic để nhìn vào tiền bạc. Đối với họ mà nói, tiền chỉ là một công cụ cung cấp sự lựa chọn và cơ hội. Khi họ định ra con đường làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn, họ sẽ vứt cảm xúc sang một bên, dùng lí trí để quyết định.
Theo Business Times
Logic làm giàu đằng sau câu nói “Tôi có thật sự muốn chi 300.000 USD để cắt tóc không?” của Warren Buffett: Sự kiên nhẫn và bền bỉ là sức mạnh tối thượng của đầu tư