Dẫn đầu phong trào giảm khí thải nhà kính nhưng Đức vẫn phải dựa vào nhiệt điện than đá

16/11/2017 17:21 PM | Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu giảm 40% khí thải nhà kính của Đức từ nay đến năm 2020 được đánh giá là tham vọng nhất Châu Âu, thậm chí còn hơn cả Mỹ. Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ khí thải nhà kính của Đức đã giảm 27% so với thập niên 1990.

Đức nổi tiếng là quốc gia dẫn đầu phong trào chống biến đổi khí hậu trên thế giới và cũng là nước tích cực phát triển mô hình năng lượng sạch ở Châu Âu. Nhờ những khoản đầu tư khủng, năng lượng gió, mặt trời tại đây đã chiếm 1/3 tổng số cung năng lượng trên toàn quốc và cao hơn 100% so với tỷ lệ ở Mỹ.

Mục tiêu giảm 40% khí thải nhà kính của Đức từ nay đến năm 2020 được đánh giá là tham vọng nhất Châu Âu, thậm chí còn hơn cả Mỹ. Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ khí thải nhà kính của Đức đã giảm 27% so với thập niên 1990.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lui khỏi hiệp định khí hậu Paris, Thủ tướng Đức Angela Merkel thậm chí còn tích cực hơn trong việc thúc đẩy năng lượng sạch.

“Chúng ta không thể đợi cho đến khi chỉ còn người đàn ông cuối cùng trên trái đất (ám chỉ Tổng thống Trump) bị các bằng chứng khoa học thuyết phục về biến đổi khí hậu được”, Thủ tướng Merkel nói.

Dẫn đầu phong trào giảm khí thải nhà kính nhưng Đức vẫn phải dựa vào nhiệt điện than đá - Ảnh 1.

Tuy nhiên, điều trớ trêu là hiện Đức đang tiêu thụ 40% năng lượng đến từ than đá, tỷ lệ cao hơn bất cứ quốc gia Châu Âu nào và việc thoát khỏi nguồn năng lượng bẩn này không hề dễ dàng.

Những dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời hay gió sẽ cần quỹ đất rất lớn và tại Đức, việc giải phóng mặt bằng là không dễ dàng khi bắt cả một khu vực dân cư di chuyển để xây nhà máy. Ngoài ra, đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than sẽ khiến rất nhiều công nhân bị mất việc làm, thậm chí khiến nhiều vùng kinh tế của nước này lầm vào tình trạng nghèo đói do mất nguồn thu nhập chính.

Hiện Đức có khoảng 135.000 lao động đang làm việc trong các nhà máy nhiệt điện than cũng như ngành khai khoáng than. Chuyên gia phân tích Jahn Olsen của Bloomberg New Energy Finance nhận định những lao động này sẽ mất việc làm ngay tức khắc nhưng hiệu quả cải thiện khí thải nhà kính thì không thể biểu hiện rõ ràng ngay trong ít nhất 4 năm tới.

Thêm vào đó, việc Đảng của bà Merkel phải liên minh với các Đảng khác nhằm thành lập chính phủ trong cuộc bầu cử mới đây cho thấy mục tiêu giảm khí thải nhà kính của Đức sẽ ngày càng gian nan.

Dẫn đầu phong trào giảm khí thải nhà kính nhưng Đức vẫn phải dựa vào nhiệt điện than đá - Ảnh 2.

Đảng của Thủ tướng Merkel phải liên minh với Đảng khác để nắm đa số ghế trong Nghị viện

AB

Cùng chuyên mục
XEM