Cựu học viên Arena: "Không giỏi vẽ tay vẫn làm Art Director ngành Game"

16/08/2023 15:30 PM | Sống

Theo học Multimedia Design có nhất thiết cần vẽ tay giỏi? Làm sáng tạo cần những tố chất gì? Thị trường Game 3D có thật "màu mỡ" cho các nhà sáng tạo trẻ vẫy vùng? Tin rằng các bạn có thể tìm được câu trả lời sau những chia sẻ của VFX Art Director Nguyễn Minh Nhật.

Trong cuộc trò chuyện thân tình với Arena Multimedia, Nguyễn Minh Nhật - VFX Art Director tại Sparx* - A Virtuos Studio đã có những chia sẻ chi tiết về hành trình từ một chàng trai không giỏi vẽ tay đến vị trí Art Director tại một studio chuyên về 3D Art, Animation và FX hàng đầu tại Việt Nam. Thông qua đó, anh truyền tải cách để vững tâm theo đuổi ngành bất chấp những khoảnh khắc gian nan, những kiến thức bổ ích về ngành 3D Game Design, cũng như đưa ra lời khuyên hữu ích cho các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực này.

Anh Minh Nht hãy k mt chút v ct mc đu tiên đưa mình bưc chân vào ngành Sáng to nhé!

Lần đầu biết đến 3D là năm 2010, lúc đó anh vẫn còn đang học THPT. Bản thân anh rất thích làm photoshop, ghép hình. Tuy nhiên, lúc đó, anh đã có kế hoạch học một ngành khác và may mắn đậu vào khoa Công nghệ thông tin của Đại học Sài Gòn. Nhưng chỉ sau 2 tuần những con số và kỹ thuật đã làm anh nao núng, bởi anh nhận ra bản thân vẫn thích hình ảnh, màu sắc, chuyển động nhiều hơn. Sau đó, nhờ xem được brochure Arena Multimedia từ một người bạn cùng lớp, anh mới ngạc nhiên khi biết hoá ra có một nơi đào tạo nghề đúng với những gì mình muốn làm. Nói cách khác, Arena đã giúp anh nhìn thấy đam mê của mình lúc ấy.

T lúc anh bt đu làm ngành đến nay cũng đã hơn 10 năm, nếu chn ra 3 mc n tưng trong hành trình làm sáng to ca mình thì chúng s là?

Thời điểm nhìn thấy brochure của Arena Multimedia là cột mốc đầu tiên, giúp anh xác định được mình sẽ đi hướng nào. Cột mốc thứ hai là lúc bắt đầu vào Sparx* và làm mảng 3D Animation. Cột mốc thứ ba là 2 năm sau khi anh vào công ty, Team anh ngày một mở rộng và dự án cũng nhiều hơn. Một dự án lớn lúc ấy là Star Wars: Rebels, animation TV series chiếu trên Disney Channel. Khách hàng không chỉ muốn làm model mà còn cả lighting và hiệu ứng kỹ xảo, nhưng lúc đó công ty chưa có đội này. Cấp trên bèn "chiêu mộ" trong các nhân sự hiện có để lập thành một nhóm chuyên trách. Anh của thời điểm đó chỉ mới 2 năm trong nghề và rất nhiệt huyết muốn thử nhiều thứ nên lập tức đồng ý vào nhóm thực hiện dự án. Đó cũng là cột mốc đánh dấu việc anh xác định VFX sẽ là công việc mình theo đuổi lâu dài.

Cựu học viên Arena: Không giỏi vẽ tay vẫn làm Art Director ngành Game - Ảnh 1.

Là ngưi đã đm nhn nhiu v trí trong ngành, có kinh nghim làm 3D cho phim còn hin ti tp trung mng game, anh cho rng đâu là đim hp dn riêng ca mi mng và s khác bit gia hai mng là gì?

Phim cho ta cảm giác thỏa mãn về mặt hình ảnh, phải nói là đẹp đến từng chi tiết. Và điều gì xong là xong thôi, không phải đào lại để xử lý tiếp. Thường phim cũng có câu chuyện và sự liền mạch hơn, nên ta dễ có sự đồng cảm với nhân vật hơn. Còn về Game, cái hay riêng của Game là công nghệ luôn phát triển nhanh vượt bậc, mọi thứ đều thể hiện trên màn hình, mình có thể thấy sản phẩm của mình ngay lập tức, và hiện tại công nghệ game cũng ngày càng tiệm cận với phim, ngày càng đẹp hơn.

Anh có th chia s c th v quy trình, v trí công vic trong lĩnh vc 3D Game Design?

Quy trình làm game chia làm 3 phần chính: tiền sản xuất, sản xuất, và hậu kỳ. Trong đó tiền sản xuất tập trung xây dựng concept, câu chuyện, sơ lược ý tưởng. Những công việc trong phần sản xuất cũng là chuyên môn chính ở các công ty như Sparx*, bao gồm dựng hình (texture, rig, animation) rồi đến thiết kế môi trường (gồm nhiều asset khác nhau như cây cỏ sông ngòi ánh sáng), sau đó đưa vào game engine. Phim thường dùng phần mềm tiêu chuẩn nhưng game thì cần nhiều phần mềm hơn vì game yêu cầu kỹ thuật rất nhiều. Sau kiểm tra, sửa lỗi sẽ tiến vào giai đoạn hậu kỳ, phát hành và marketing.

Về các vị trí thì tương ứng với các nhiệm vụ sẽ có vị trí riêng. Chẳng hạn nói riêng ở Sparx*, công ty anh có các vị trí như Concept Artist, Modeler, Environment Artist, Material Artist, Rigger, Animator, Lighting Artist, VFX Artist, Producer, đứng đầu các bộ phận có Director.

Cựu học viên Arena: Không giỏi vẽ tay vẫn làm Art Director ngành Game - Ảnh 2.

Theo anh điu khó khăn nht khi theo đui lĩnh vc này là gì?

Với anh chính là liệu mình có bắt kịp với công nghệ trong ngành không. Ta phải nỗ lực rất nhiều để liên tục học hỏi và phát triển bản thân. Anh biết có một số bạn đặc biệt yêu thích một phần mềm hay chỉ muốn làm game, nhưng anh cho rằng nên giữ cái đầu mở để học hỏi nhiều nhất có thể.

Làm vic trong ngành lâu như vy có lúc nào anh cm thy áp lc và mt mi không? Anh đi mt vi nhng khonh khc tiêu cc như thế nào?

Ngành này có rất nhiều người giỏi. Nhìn sản phẩm của họ đôi lúc sẽ tạo ra áp lực kiểu "Tại sao mình ở vị trí này nhưng sao không làm được như thế?". Rồi những lần dự án thất bại bị khách hàng phàn nàn cũng vô cùng áp lực.

Để vượt qua, thứ nhất cần chia sẻ vấn đề với quản lý để điều chỉnh khối lượng công việc. Tiếp theo là tự cân bằng, dùng thời gian cá nhân để làm những điều mình thích. Khi đó, tinh thần sẽ trở nên tốt hơn và mình sử dụng phần năng lượng đó để làm việc tiếp. Cuối cùng là đi tìm chính mình, tự hỏi mình đang làm tốt ở điểm nào, sau đó thực hiện một số sản phẩm cá nhân để tìm lại năng lượng tích cực và lấy lại tinh thần tiếp tục "chiến đấu".

Nhng tháng gn đây chng kiến s phát trin nhanh chóng ca Trí tu nhân to (AI). Anh suy nghĩ thế nào v tác đng ca AI vi lĩnh vc mình đang làm vic?

AI là một vấn đề nhạy cảm gần đây. Theo anh AI là một công cụ giúp artist làm việc hiệu quả hơn, nhưng đồng thời cũng kéo theo nhiều hệ quả. Với riêng VFX thì trước mắt AI đang giúp các artist làm việc tốt hơn. Từ vị trí một người sản xuất Game, AI có thể giúp tiết kiệm chi phí cũng như tăng tốc quá trình. Hiện tại vẫn còn nhiều luồng ý kiến về AI. Riêng ở công ty anh thì chưa có công việc nào bị mất đi vì AI cả. Mọi người đều sử dụng một cách cẩn thận và có trách nhiệm, sao cho đảm bảo không xâm phạm đến bản quyền.

Anh có d đoán thế nào v ngành Thiết kế Game 3D trong 5 năm ti?

Năm nay các công ty Game cũng đang có làn sóng layoff. Về phần 5 năm tới thì anh nghĩ mọi việc sẽ quay lại với guồng quay cũ. Công việc nhiều hơn, sẽ có các vị trí mới liên quan đến AI, rồi phải thích ứng với công nghệ, nhưng tựu chung thì mọi người sẽ học cách thích nghi và cũng không có thay đổi nhiều.

Cựu học viên Arena: Không giỏi vẽ tay vẫn làm Art Director ngành Game - Ảnh 3.

Anh hãy gi đôi li nhn nh đến thế h tr ca ngành Multimedia Design nhé!

Chúc các bạn sớm tìm được hướng đi phù hợp nhất với bản thân, dù là trong bất kể lĩnh vực nào. Làm game là công việc mang tính sáng tạo và đầy niềm vui nhưng cũng có không ít áp lực. Chúc các bạn trong ngành Game nói riêng và ngành Multimedia nói chung giữ được tinh thần học hỏi, sáng tạo và phát triển không ngừng để luôn trong tư thế sẵn sàng đối mặt với mọi đổi thay, thách thức sắp tới.

Cảm ơn anh Minh Nhật về những chia sẻ đầy thú vị về ngành Game nói riêng và Sáng tạo nói chung, chúc anh thật nhiều sức khỏe và thành công!

Cựu học viên Arena: Không giỏi vẽ tay vẫn làm Art Director ngành Game - Ảnh 4.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM