Cuối năm bạn vay tiền dễ hao tài tốn của, sứt mẻ tình cảm: Nói 3 câu này xử lý 'vẹn cả đôi đường'
Vay tiền là một cuộc giao dịch rủi ro vì vậy hãy khôn khéo hỏi câu này đầu tiên để tránh tình trạng 'có vay mà không có trả'.
"Tình bạn tốt nhất là không nên liên quan đến tiền", nhiều người có suy nghĩ như vậy. Và cũng có nhiều người lại có quan điểm: "Bạn bè quý nhau là nên biết giúp nhau khi hoạn nạn". Nhiều khi đứng giữa cho mượn hay không cho bạn mượn tiền cũng đã mất thời gian rất nhiều. Nhưng rõ ràng, 98-99% trong những người đọc bài này và những người ngoài kia khi thấy bạn bè chìa tay ra mượn tiền thì đều cho mượn. Thậm chí còn chưa kịp nghe hết lý do vì sao họ cần mượn tiền đã chuyển khoản đến người nhận hoàn tất.
Trên thực tế, chuyên gia tâm lý, tài chính cho rằng hầu như các khoản vay nhờ tình bạn đều không được hoàn trả. "Bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần mất luôn tiền" với việc món nợ sẽ một đi không trở lại, Klontz nói.
Có vay có trả, nhưng nhiều người vì vô ý thức mà lợi dụng lòng tốt của người khác để phung phí sức lao động của họ, vay mãi mà không chịu trả. Chính vì vậy, khi ai đó hỏi vay tiền, bạn đừng vội hỏi "vay bao nhiêu", hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau để mấu chốt là lấy lại được tiền!
1. Hỏi rõ lý do, giảm số tiền cho vay càng ít càng tốt.
Cách đây một thời gian, có một người được hỏi vay tiền, đối phương là đồng nghiệp cũ vừa mới kết hôn. Sau khi chào hỏi một hồi, đồng nghiệp cũ nói rằng cô ấy đang mang thai nhưng vừa bị sẩy thai do phải chen chúc trên tàu điện ngầm mỗi ngày.
Trong khi người bạn đang an ủi, đối phương ngỏ ý vay tiền mua ô tô để tiện đi lại. Bởi vì đã làm việc cùng nhau ba năm, quan hệ rất tốt, sau khi kết hôn cũng thường xuyên liên lạc nên thật sự không thích hợp từ chối.
Khi được hỏi vay bao nhiêu thì người kia nói 5.000 nhân dân tệ (NDT). Sau khi suy nghĩ, người bạn đồng ý cho mượn 2.000 NDT.
Cô ấy cho rằng: "Nếu bên kia không thể trả lại trong thời gian ngắn thì xem như cô ấy đã gửi tiết kiệm 2.000 NDT này, còn nếu người kia không trả lại, xem như cô ấy đã tiêu 2.000 NDT để mua một bài học."
Những người minh bạch như vậy thật sự rất đáng ngưỡng mộ.
Đôi khi, người khác mở miệng muốn vay tiền mà bạn không thể từ chối, bạn có thể nói là không có nhiều, trong tay cũng chỉ có bấy nhiêu, nếu muốn thì hãy cầm lấy. Bằng cách này, không những không làm tổn thương tình cảm mà còn giảm thiểu rủi ro. Đó là một cách tốt để đặt quyền lựa chọn vào tay đối phương để họ quyết định có tiếp tục vay hay không.
2. Hẹn thời gian trả nợ trước
Có câu: Khởi đầu và kết thúc của một mối quan hệ trưởng thành là đi vay tiền.
Ở một mức độ nào đó, điều này là đúng. "Vay tiền thể hiện tính cách; trả nợ thể hiện tính nhân văn".
Có một đôi bạn thân, trong vòng 5 tháng, một người đã vay tiền của người kia 3 lần với tổng số tiền là 800.000 NDT. Lần đầu tiên vay 400.000 NDT và viết giấy mượn nợ; lần thứ 2 vay 350.000 NDT; người này đã vay tiếp 50.000 NDT lần thứ ba và viết giấy chung, hứa sẽ trả lại sau hai tháng.
Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ, bên kia không những không trả lại tiền mà thậm chí còn lảng tránh không gặp. Tại thời điểm này, từ những người bạn cũ, họ đã quay lưng trở mặt với nhau.
Vì vậy, khi có người vay tiền của bạn, dù quan hệ có thân thiết đến đâu cũng không nên quá nhiệt tình.
Nếu bạn phải cho vay, bạn có thể "giả vờ nghèo" và nói về những khó khăn của bản thân, chẳng hạn như căng thẳng đang gặp phải, khoản vay thế chấp và mua xe cộng với chi phí hàng ngày... Sau đó, nói rằng bạn sẽ cần số tiền đó để làm gì, nên họ phải trả lại vào ngày nào.
Bằng cách này, gánh nặng tâm lý của bên kia sẽ lớn hơn và họ sẽ lo lắng hơn về việc trả lại tiền. Ngoài ra, nếu quá thời hạn mà bên kia không trả tiền thì bạn cũng có lý do để đòi lại.
3. Giả vờ vay tiền của người khác để tạo áp lực cho người kia
Nếu gặp phải người thân, bạn bè vay tiền mà không thể trốn tránh, bạn có thể kiếm cớ để "bảo lãnh" cho mình.
A có một người chị họ. Một lần chồng đau ốm, người chị họ phải đi vay để cứu sống chồng nên đã hỏi vay tiền A.
Sau khi nghĩ đi nghĩ lại, cô cho vay 200.000 NDT nhưng nói rằng mình rất khó khăn, số tiền này là mượn của người quen và phải trả lãi. Người chị họ này đã chấp nhận vay.
Bằng cách này, người chị họ không chỉ nhận lời mà còn nghĩ đến việc trả lại tiền càng sớm càng tốt để giảm lãi vay. Chưa đầy hai năm sau, 200.000 NDT đã được trả lại cho A.
Người ta nói, cho người khác vay tiền thì dễ nhưng yêu cầu người khác trả lại tiền mới khó. Quả thật, đặt ra cho người đi vay một số khó khăn có thể khiến tiền bạc của chính bạn trở nên an toàn hơn.
Thứ nhất, đối phương biết bạn đang mượn tiền của người khác để cho mình vay, sau này có thể không vay tiền bạn nữa nhưng họ vẫn sẽ luôn dành cho bạn sự biết ơn;
Thứ hai, điều này sẽ tạo áp lực tâm lý trả nợ cho đối phương;
Thứ ba, nếu bên kia không trả nợ thì sẽ có cớ để đòi tiền và tự tin hỏi lại nhiều lần.
Trong xã hội này, tiền bạc sẽ làm tổn thương tình cảm nên bạn cần phải thận trọng khi cho vay tiền. Dù mối quan hệ tốt đẹp đến đâu, bạn cũng phải nhớ ba điểm này trong việc trao đổi tiền bạc để giảm thiểu thiệt hại cho mình.
Trúng số hơn 1.000 tỷ đồng, người đàn ông giả nghèo suốt 10 năm: Không làm từ thiện, không kết hôn, không cho bạn bè và người thân vay tiền…