Cuộc khủng hoảng "đồ nhựa phá hoại trái đất" của Lego & đây là cách họ đã hoá giải nó
Thập niên 60, khi mà đồ dùng bằng nhựa được xem là tương lai của nhân loại, các doanh nghiệp vẫn tự hào quảng bá rằng “Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ ngành công nghiệp hóa học”.
Thế nhưng đó chỉ là một thời điểm thuộc về quá khứ với những suy nghĩ và thái độ “xưa cũ” đối với ngành hóa dầu. Bởi vậy khi một công ty khổng lồ của Đan Mạch là Lego hợp tác với tập đoàn Shell, người ta vẫn cho rằng đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa một công ty sản xuất đồ chơi với nền tảng kỹ thuật mang tính giải trí với một doanh nghiệp sản xuất hóa chất và khoa học kỹ thuật.
Quay lại với hiện tại, chúng ta rõ ràng đang sống trong một thế giới rất khác biệt. Nhũng thập kỉ của ngành sản xuất và tiêu thụ hóa dầu tự do đã làm cho khí hậu và môi trường của chúng ta đi tới bờ vực không thể cải tạo được nữa, cùng với đó, các bậc cha mẹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến tình trạng Trái Đất sau này - nơi con cái họ sẽ phải sinh sống.
Nhận ra được mối quan tâm này, Greenplace đã “vạch trần” kế hoạch của Shell khi tập đoàn này khoan dầu khí ở Bắc Cực thông qua chính cộng sự lâu năm của Shell – Lego. Greenplace đã phát hành một đoạn video đầy sáng tạo với những khung cảnh của một Bắc Cực nguyên sơ đẹp đẽ cùng những mảnh đồ chơi biểu tượng của Lego, tuy nhiên kết cục video vẫn là tất cả sự vật đều bị nhấn chìm dưới dòng chảy đen ngòm của những vệt dầu.
Video này nhanh chóng đạt được 6 triệu lượt xem và miêu tả những khả năng tiềm tàng của chủ nghĩa hành động phụ thuộc vào truyền thông xã hội. Họ cũng cho rằng trong một thế giới kỹ thuật số có tính chất kết nối rất mạnh ngày nay, các doanh nghiệp phải thực sự cẩn trọng trong việc lựa chọn đối tác. Và cuối cùng cho đến thời điểm cần gia hạn hợp đồng với Shell, Lego đã quyết định chấm dứt mối quan hệ hợp tác kéo dài hơn 50 năm này.
Với một chiến lược thông minh cả về mặt xây dựng thương hiệu cũng như kinh doanh, Lego đã bắt đầu tìm lại câu chuyện của riêng mình. Đó là danh tiếng tích cực họ đã nắm giữ từ rất lâu bằng cách đảm nhận những sứ mệnh tham vọng nhưng bền vững, cùng với đó là việc phát triển mối quan hệ hợp tác với những tổ chức như WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên).
Trung tâm đảm trách sứ mệnh này có tên là Lego’s Sustainable Materials Center (Trung tâm vật liệu bền vững của Lego), với dự định sẽ tuyển dụng nhiều hơn 100 nhân công để tìm kiếm và thực hiện các biện pháp mang tính phát triển bền vững với các nguyên liệu sẵn có cho tới năm 2030. Để chứng minh sự quyết tâm của mình, Lego gần đây đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư đến 150 triệu USD. Sự nỗ lực của họ còn được thể hiện ở việc tập trung vào bao bì sản phẩm, chú trọng đến các vấn đề sau khi tiêu thụ của những món đồ chơi đầy màu sắc.
Jørgen Vig Knudstorp – CEO và chủ tịch của LEGO Group cho biết: “Đây chính là bước tiến trọng tâm của LEGO Group trên con đường đi tới năm 2030 đầy tham vọng của chúng tôi với nỗ lực đạt được thành tựu về nguyên liệu bền vững. Chúng tôi đã thực hiện được các mục tiêu quan trọng để giảm thiểu lượng carbon, tạo ra các ảnh hưởng tích cực với Trái Đất bằng việc giảm kích cỡ bao bì, giới thiệu các bao bì FSC đã được chứng nhận và đầu tư vào các trang trại sử dụng năng lượng gió gần bờ biển. Hiện tại, chúng tôi đang thúc đẩy các kế hoạch sản xuất tập trung vào nguyên vật liệu.”
Những nỗ lực toàn diện của Lego cũng bao gồm cả việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác, điển hình như với WWF khi mà cả 2 tổ chức này đều làm việc với chiến lược phát triển nguyên liệu bền vững. Việc này cũng cho thấy họ có chung một suy nghĩ rằng, phát triển bền vững được nằm ở ngay bối cảnh của nhà sản xuất đồ chơi cũng như mọi khía cạnh của sản phẩm, nguyên vật liệu, sản xuất và bao bì. Và mục tiêu cuối cùng họ hướng về chính là “cuộc sống”.
Bằng việc cam kết vào một tương lai phát triển bền vững hơn, Lego muốn đảm bảo rằng những thế hệ tương lai sẽ có thể nuôi dưỡng ước mơ và xây dựng nên một thế giới tự nhiên đẹp đẽ và diệu kỳ - một thế giới mà có thể chính họ cũng chưa thể tưởng tượng ra.
Kjeld Kirk Kristiansen – người sở hữu Lego Group nói: “Sứ mệnh của chúng tôi là truyền cảm hứng và phát triển những nhà kiến thiết tương lai. Chúng tôi tin rằng sự đóng góp của mình vào điều đó có thể được thể hiện thông qua những trải nghiệm chúng tôi cung cấp cho thế hệ trẻ thơ.
Sự đầu tư này chính là minh chứng rõ ràng cho tham vọng của chúng tôi về việc tạo nên những tác động tích cực với Trái Đất, nơi thế hệ tương lai của chúng ta sẽ kế thừa. Điều này cũng nằm trong sứ mệnh của LEGO Group và là nguồn động lực từ ông nội tôi – cũng là người sáng lập tập đoàn Lego, Ole Kirk Kristiansen: Chúng tôi sẽ chỉ thực hiện những điều tốt nhất có thể.”
Để gắn sứ mệnh này với cuộc sống, Lego đã cho ra mắt Build the Change – chiến dịch toàn cầu được tạo cảm hứng từ hàng trăm lá thư mà công ty nhận được từ những đứa trẻ - những người vô cùng hào hứng để chia sẻ ý tưởng của họ, rất nhiều trong số họ đã tham gia vào các quỹ phúc lợi về môi trường và động vật.
Jennifer DuBuisson, quản lý cao cấp về mảng phát triển môi trường bền vững ở Lego đã chia sẻ rằng: “Vài năm về trước chúng tôi nhận được bức thư này từ một cậu bé 9 tuổi viết rằng ‘Khi cháu lớn lên, cháu muốn những đứa con của mình sẽ được sống ở một thế giới khỏe mạnh nhất. Chúng chính là người hưởng lợi số 1 và chúng ta cần phải đảm bảo rằng mình đang làm việc để hướng đến những kỳ vọng của chúng với các sản phẩm và doanh nghiệp của chúng ta.”
Chiến dịch Build the Change của Lego tại Copenhaghen – Đan Mạch
Những cam kết đầy sâu sắc của Lego đối với sự thay đổi bền vững ấy và việc đề cao những người hưởng lợi ích đã cho thấy một cuộc hồi sinh nhãn hàng là hoàn toàn có thể dù đây đang là hậu thời kỳ khủng hoảng về PR. Đối với Lego, họ đã cho thấy một sứ mệnh rõ ràng về các giá trị trọng tâm – điều đã được ủng hộ bởi những thái độ của thế giới, bao gồm chuỗi cung ứng được cải tạo lại.
Lego hiện đã đến tay gần 100 triệu đứa trẻ ở 140 quốc gia, đây chính là cơ hội để tạo nên một thế hệ của những nhà kiến thiết, những kẻ mang đầy ước mơ sẽ giúp đỡ một cách tích cực nhất cho cả hành tinh cũng như nền văn minh của nhân loại.