Cuộc di cư của các cửa hàng truyền thống lên sàn thương mại điện tử

28/09/2020 10:00 AM | Kinh doanh

Dịch Covid-19 bùng phát đã bộc lộ điểm yếu của những trung tâm mua sắm sầm uất trên khắp thế giới. Trước gánh nặng chi phí thuê mặt bằng, áp lực về hạn chế tiếp xúc,... nhiều thương hiệu chuyển dịch lên kênh thương mại điện tử.

Những trung tâm mua sắm thất thế

"Thiên nga đen" mang tên Covid-19 ập đến đã biến các trung tâm thương mại lớn trên khắp thế giới từ thế sầm uất, nhộn nhịp trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Hầu hết các cửa hàng bên trong những trung tâm này đều là đơn vị đi thuê mặt bằng để kinh doanh, từ rạp chiếu phim, thời trang đến siêu thị, đồ gia dụng, ẩm thực,... Đây cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19.

Theo một khảo sát của Coresight Research, 25% trung tâm mua sắm trên khắp nước Mỹ sẽ phải đóng cửa trong vòng 3-5 năm tới nếu đại dịch Covid-19 không được khống chế hoàn toàn. Các nhà bán lẻ nổi tiếng như Lord & Taylor, Neiman Marcus đã nộp đơn phá sản.

Nhiều trung tâm mua sắm sầm uất bậc nhất tại Singapore, Dubai hay Moscow (Nga) đều vắng bóng khách qua lại, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng - dự báo có thể lên đến 40% nếu dịch Covid-19 không được kiểm soát trong năm nay. Tại Philippines, một số công ty bất động sản đã lên kế hoạch biến một số trung tâm mua sắm thành nhà kho của các sàn thương mại điện tử, văn phòng làm việc hoặc bãi đỗ xe do quá ế ẩm.

Cuộc di cư của các cửa hàng truyền thống lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 1.

Tại Việt Nam, các cửa hàng hay trung tâm thương mại cũng chịu tổn thương không hề nhẹ, đặc biệt trong đợt giãn cách xã hội hồi tháng 4 vừa qua. Làn sóng đóng cửa, trả mặt bằng diễn ra trên khắp các tuyến đường trung tâm tại TP. HCM. Trục lõi trung tâm với phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố thương mại Đồng Khởi, phố trà sữa Ngô Đức Kế, phố văn phòng Hàm Nghi... đều xuất hiện nhiều căn nhà mặt tiền đóng cửa.

Cuộc di cư của các cửa hàng truyền thống lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 2.

Gỡ khó bằng thương mại điện tử

Nếu như dịch Covid-19 khiến các cửa hàng thực phẩm, đồ ăn chuyển đổi lên online, sử dụng app giao đồ ăn thì đối với những nhà bán lẻ, thương mại điện tử (TMĐT) là giải pháp hữu hiệu.

Mua bán hàng hóa qua TMĐT không chỉ giúp hạn chế tiếp xúc mà còn giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, mua sắm thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn.

Một ví dụ điển hình như trên sàn Lazada, khách hàng có thể tìm kiếm những sản phẩm chính hãng yêu thích từ thương hiệu nổi tiếng, có uy tín, thuộc nhiều ngành khác nhau tại LazMall – hệ thống gian hàng chính hãng của sàn TMĐT này.

Cuộc di cư của các cửa hàng truyền thống lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 3.

Tại đây, cả nhãn hàng và người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ những lễ hội mua sắm và các chiến dịch khuyến mãi như giảm giá, miễn phí vận chuyển,... được Lazada tổ chức trong suốt cả năm.

Trong khi khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam cho thấy, 63% người tiêu dùng được hỏi cho biết sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn, thì đây cũng là cơ hội cho các nhà bán hàng trực tuyến. Chị Thảo - chủ thương hiệu thời trang Vingo Việt Nam chia sẻ: "Việc lên Lazada từ sớm mang đến rất nhiều lợi thế cho Vingo. Nhờ vào chương trình Freeship Max, số lượng đơn hàng tăng trưởng gấp 4 lần, doanh thu trong đợt dịch ghi nhận tăng trưởng hơn so với bình thường".

Trong khi đó, anh Lượng - ông chủ gian hàng XSmart Store cho biết, lý do chuyển đổi từ kênh truyền thống lên Lazada vì có nhiều chương trình hỗ trợ bán hàng như Freeship Max, công cụ marketing hay những khóa học, bí quyết kinh doanh hiệu quả.

Đã có số lượng lớn nhà bán lẻ, nhãn hàng đã phối hợp với sàn Lazada kể từ đầu năm nay khi dịch Covid-19 bùng phát. Ban đầu, họ chỉ coi đây như một biện pháp tình thế nhưng thực tế cho thấy số lượng đơn hàng vẫn tăng trưởng ổn định ở giai đoạn sau đó.

Trong tháng 7/2020, tổng số lượng thương hiệu trên LazMall Việt Nam tăng hơn 40%, số đơn hàng tăng 90% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời doanh thu tăng gấp 14 lần ngày thường. Hay Lễ hội mua sắm 9.9 Siêu Sale Chính Hãng vừa qua, số lượng nhà bán hàng tham gia đã tăng 2,5 lần so với cùng kỳ 2019.

Gian hàng chính hãng của Adidas trên LazMall đã đạt doanh số mục tiêu chỉ sau 15 phút đầu tiên mở bán, trong khi Kiehl's đạt top 1 ngành hàng sức khỏe và làm đẹp trong Lễ hội mua sắm 9.9. Đáng nói, thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Anessa của Nhật cũng chứng kiến doanh số tăng trưởng gấp 50 lần ngày thường.

Không chỉ sôi động trong các mùa Lễ hội mua sắm, TMĐT còn mở ra nhiều cơ hội kích cầu tiêu dùng giúp các nhãn hàng kết nối với người dùng tốt hơn thông qua các Ngày hội Siêu thương hiệu. Trong hai tuần cuối tháng 9 này, các top thương hiệu nổi bật trên LazMall như Xiao Mi, Enfa, La Roche Possay, L’Oréal, Samsung, Philips… cũng đã cho thấy sức hút với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Do đó, nhiều nhà bán hàng đã quyết định gắn bó với kênh bán hàng này, coi đây là nơi kinh doanh bền vững và lâu dài. Đặc biệt, mô hình gian hàng chính hãng như LazMall được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn do nhận thức và yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cao.

Để khám phá thêm về LazMall, độc giả có thể truy cập tại đây.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM