Cuộc chiến "dẹp loạn" vỉa hè: Có hay không việc chống lưng, bảo kê?

13/03/2017 09:28 AM | Xã hội

Sau TP.HCM, "cuộc chiến" giành lại vỉa hè đã và đang vô cùng nóng bỏng tại Hà Nội với sự vào cuộc đồng bộ từ nhiều cơ quan chức năng.

Sau TP.HCM, từ hôm thứ 6 vừa qua, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội cũng đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự giao thông, đô thị, xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

Khác với trước đây, lần này Hà Nội xác định không làm ào ào kiểu phong trào mà phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm, kiên trì của cả hệ thống chính trị, nên ngay từ những ngày đầu người dân khá bất ngờ khi đã có thể đi bộ trên vỉa hè, nơi mà trước đây không thể di chuyển vì từng mét vuông vỉa hè đều được tận dụng triệt để phục vụ việc kinh doanh và bị quây kín bởi xe máy.

Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là tình trạng này duy trì được bao nhiêu lâu khi mà vỉa hè - vốn được dành cho người đi bộ đã bị chiếm dụng sai mục đích.

Về vấn đề này, vào cuối tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đích danh có tình trạng bảo kê, chống lưng của chính quyền, công an để vỉa hè bị lấn chiếm khiến dư luận thấy được mấu chốt vấn đề.

Cuộc chiến dẹp loạn vỉa hè: Có hay không việc chống lưng, bảo kê? - Ảnh 1.

Đó là việc vỉa hè bị lấn chiếm không hẳn xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của người dân, mà còn có cả mưu lợi từ phía những cán bộ công quyền khi họ cố tình làm ngơ, thậm chí còn bao che, dung túng cho sai phạm.

Theo số liệu từ cơ quan liên ngành hiện có tới hơn 300 điểm trông xe không phép trong số hơn 1.100 điểm trông giữ xe được thống kê ở Hà Nội hiện nay. Trong đó, một số điểm do Ủy ban nhân dân phường đứng ra tổ chức kinh doanh trông giữ xe và coi đây là nguồn thu của phường. Thậm chí có tình trạng cơ quan, đơn vị đứng ra xin phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường sau đó "bán lại" cho cá nhân, đơn vị trông xe bên ngoài để hưởng chênh lệch.

Còn theo khảo sát khác, các bãi đỗ xe dường như đã bị phá sản bởi những những vị trí vàng vẽ ra để làm bãi đỗ xe đã thành chung cư, trung tâm thương mại. Chẳng hạn, bến xe Gia Thụy được quy hoạch thành điểm đỗ xe hiện đại ở cửa ngõ phía Đông thành phố rộng hơn 6 hecta nhưng đã được Ủy ban nhân dân quận Long Biên đã điều chỉnh thành trung tâm thương mại Savico Mega Mall.

Có hay không việc 'bảo kê' để lấn chiếm vỉa hè?

Theo PV

Cùng chuyên mục
XEM