Cùng uống nhiều nước, người thì khỏe như vâm, người mắc ngay ung thư thực quản: Nguyên nhân từ 1 SAI LẦM rất đơn giản

16/09/2021 16:51 PM | Sống

Đảm bảo thói quen uống nhiều nước thôi là chưa đủ. Chúng ta vẫn sẽ “biến lợi thành hại” nếu không làm rõ những thói quen sai lầm thường ngày khi uống nước như sau.

Nếu tìm kiếm câu hỏi "Uống nước nóng có tốt không?" trên Google, bạn sẽ nhận được khoảng 78.300.000 kết quả chỉ trong 0,45 giây. Có thể thấy, uống nước nóng là một thói quen thường gặp ở rất nhiều người. Nhưng thói quen này đem lại ảnh hưởng tốt hay xấu đối với sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Tổ chức Y tế Thế giới mới đây đã phân loại đồ uống nóng trên 65 độ C là chất gây ung thư loại 2A (có thể là chất gây ung thư). 

Trái với lầm tưởng của một số người rằng uống nước nóng sẽ tốt hơn nước lạnh, nước nóng rất có hại đối với niêm mạc thực quản. Đây là các tế bào rất mỏng manh, dễ bị tổn thương. 

Với nước nóng trên 65 độ C, các tế bào niêm mạc sẽ tăng sinh, dày lên để chống lại sự "tấn công" của nước nóng, khiến chúng càng ngày càng ít nhạy cảm. Sự phát triển bất thường của các tế bào lâu dần sẽ dẫn tới ung thư.

Nhiệt độ thích hợp để ăn là từ 10 độ C đến 40 độ C. Mức nhiệt độ cao nhưng vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của niêm mạc là từ 50 độ C đến 60 độ C. Nếu vượt quá 65 độ C, bạn không chỉ có nguy cơ bị bỏng mà còn gia tăng nguy cơ ung thư.

Ví dụ như những người thường uống nhiều nước, cà phê, trà… với nhiệt độ cao thì rất dễ bị bỏng thực quản, lâu ngày có thể phát triển thành viêm loét, thậm chí là ung thư thực quản. 

Không chỉ các loại nước, thực phẩm nóng cũng có thể đem lại tác hại tương tự và có thể làm hỏng tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày. 

 Cùng uống nhiều nước, người thì khỏe như vâm, người mắc ngay ung thư thực quản: Nguyên nhân từ 1 SAI LẦM rất đơn giản  - Ảnh 1.

Chúng ta nên làm nguội bớt thực phẩm, đồ uống trước khi sử dụng. Ảnh: Sohu

Thay vì uống nhiều nước nóng, hãy sử dụng nước ấm vừa phải

1. Uống nhiều nước ấm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện nhu động ruột và phòng ngừa táo bón hiệu quả. Những người hay bị táo bón hoặc bệnh đường ruột thì rất nên uống một cốc nước ấm mỗi sáng khi vừa thức dậy.

2. Nước ấm cũng góp phần cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Như vậy, cơ bắp và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. 

3. Khi uống nước ấm, quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng được thúc đẩy tốt hơn. Nền tảng thể chất của cơ thể sẽ dần được tăng cường. 

Khi uống nhiều nước, cần chú ý những điều sau để gia tăng sức khỏe

1. Có thể uống nước để qua đêm không?

Theo Sohu, các thí nghiệm đã chứng minh rằng lượng nitrit trong nước để qua đêm không hề đạt tới mức có thể gây ung thư. Các chuyên gia chỉ khuyến cáo rằng, nước sôi để nguội có khả năng sẽ bị vi khuẩn trong môi trường xâm nhập, gây mất vệ sinh nếu để lâu ngày. 

Một số khảo sát cụ thể cho thấy, khi nước được bảo quản trong ấm, nồi hoặc ca thì có điều kiện để vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. 

Trong trường hợp bảo quản tốt, bạn vẫn có thể uống nước để qua đêm. Thời gian thích hợp nhất để uống hết lượng nước đã đun là 2 - 3 ngày.

2. Uống nước đun sôi nhiều lần có hại không?

Nhiều người lầm tưởng rằng đun sôi nhiều lần sẽ khiến vi khuẩn trong nước được diệt sạch, tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong nước có chứa một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng trong nước không tốt cho sức khỏe như chì, cadimi và nitrat. Nếu trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi, hàm lượng này có thể tăng lên đáng kể, gây hại tới cơ thể. 

Thói quen uống nhiều nước đun đi đun lại, cộng thêm ảnh hưởng từ môi trường và cơ địa có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm tới tính mạng. 

 Cùng uống nhiều nước, người thì khỏe như vâm, người mắc ngay ung thư thực quản: Nguyên nhân từ 1 SAI LẦM rất đơn giản  - Ảnh 2.

3. Uống nhiều nước tinh khiết là tốt hay xấu?

Theo Bác sĩ Andy Sun, một bác sĩ cấp cao của Bệnh viện Đại học Quốc dân Đài Loan, chia sẻ với The Brunei Times: Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng nước “tinh khiết” là rất tốt cho sức khỏe, nhưng ngoài việc là nước sạch thì chắc chắn nó không tốt cho cơ thể con người.

PGS.TS Trần Hồng Côn (ảnh) - chủ nhiệm bộ môn công nghệ hóa học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), cũng chia sẻ rằng: Không nên dùng nước tinh khiết quá nhiều hay sử dụng hoàn toàn. Vì nước tinh khiết gần như đã loại bỏ hoàn toàn các khoáng chất, trong đó có nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể.

Như vậy, nếu uống nhiều nước tinh khiết trong một thời gian dài có thể dẫn tới các bệnh thiếu vi chất. Chẳng hạn như thiếu kẽm, magie… khiến cơ thể ngứa ngáy, tê dại chân tay; thiếu coban thì hạn chế khả năng sản sinh vitamin B12...

Tuy nhiên, loại nước này cũng không gây hại cho cơ thể con người. Trong các trường hợp đặc biệt ví dụ như hạn chế nguồn nước tự nhiên đảm bảo vệ sinh, không có nước đun sôi để nguội… thì vẫn có thể sử dụng. Nhìn chung lượng nước tinh khiết không nên chiếm quá 50% nhu cầu nước uống hằng ngày để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

*Theo Aboluowang

Thuý Phương

Cùng chuyên mục
XEM