Cứ mải mê rượt đuổi cái gọi là “nhu cầu cuối cùng”, cuộc đời bạn sẽ ngập chìm trong bất hạnh: Hạnh phúc đích thực nằm trong hai chữ

22/11/2018 11:15 AM | Sống

Điều khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc không phải là việc bạn đã sở hữu tiền tài của cải, gia đình, sức khỏe, thanh xuân... mà là khi bạn có cảm thấy đầy đủ hay hài lòng chưa.

- 01 -

Một ông lão 70 tuổi miễn cưỡng nói nếu ông ta khỏe mạnh như hồi ông ta 60 thì tốt biết bao. Lúc ấy, theo ông, sức khỏe là quan trọng nhất.

Ở tuổi 60, ông ấy ngưỡng mộ bản thân mình khi 50 tuổi vì lúc đó ông  có một người vợ đảm đang và con cháu hòa thuận. Ông nhận ra, gia đình là quan trọng nhất.

Ở tuổi 50, ông ngưỡng mộ chính ông khi vừa bước sang độ tuổi 40. Lúc này, ông đang ở giai đoạn đầu của cuộc đời, có một sự nghiệp thành công, và có một tương lai rộng mở. Ông chắc chắn, sự nghiệp mới đích thực là điều là quan trọng nhất trên đời. 

Ở tuổi 40, ông ghen tị với chính ông lúc 30 tuổi. Thời điểm đó, ông không còn trẻ nữa. Mặc dù lúc đó ông chưa có gì trong tay nhưng ông có một cái đầu nhạy bén, sự liều lĩnh, mọi thứ đều có thể xảy ra. Hóa ra, hy vọng là quan trọng nhất.

Ở tuổi 30, ông ghen tị với bản thân khi 20 tuổi rằng ở độ tuổi 20, ông ta khao khát một tình yêu lãng mạn và có sức mạnh khiến ông trở nên thêm mạnh mẽ. Với tuổi 20 hừng hực đó, tình yêu là quan trọng nhất.

Những người đàn ông đó là cùng một người, có thể là tôi hoặc cũng có thể là bạn.

Cuộc sống của chúng ta dường như rất mâu thuẫn. Khi chúng ta nhìn lại, chúng ta ghen tị với chính mình 10 năm trước, nhưng chúng ta không biết rằng sau 10 năm, chúng ta có thể ghen tị với chính chúng ta ngày nay. 

Những gì chúng ta ghen tị không chỉ là thời gian đã trôi qua mà còn là sức khỏe, sự nghiệp, gia đình, tình yêu và hy vọng mà chúng ta đã có. Bạn đã sở hữu những điều này khi bạn còn trẻ và bạn có thể đã mất chúng ngay bây giờ, cho nên đó là lí do khiến bạn ghen tị với chính mình.

Điều khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc không phải là việc bạn đã sở hữu công danh, tiền bạc, sự nghiệp, tình yêu... mà là khi bạn có chúng, liệu bạn có cảm thấy đầy đủ hay hài lòng chưa.

Cứ mải mê rượt đuổi cái gọi là “nhu cầu cuối cùng”, cuộc đời bạn sẽ ngập chìm trong bất hạnh: Hạnh phúc đích thực nằm trong hai chữ  - Ảnh 1.

- 02 - 

Khi chúng ta già, nhìn lại cuộc sống, chúng ta sẽ thấy rằng, trên thực tế, thanh xuân, tình yêu, sức khỏe, gia đình, nghề nghiệp... là những thứ mà hầu hết ai trong chúng ta đã từng có, chúng ta nên hài lòng, hạnh phúc, không hối tiếc. Thế nhưng tại sao nhiều người vẫn không hài lòng với những điều họ đang có, thậm chí có người còn cảm thấy rằng cuộc sống là cực kỳ đáng tiếc?

Khi bạn cảm thấy rằng tình yêu là quan trọng nhất, bạn có thể đã bỏ qua những giấc mơ của bạn. 

Khi bạn cảm thấy rằng nghề nghiệp của bạn là quan trọng nhất, bạn có thể đã bỏ qua gia đình của mình. 

Bạn có thể đã bỏ qua sức khỏe của bản thân khi bạn cảm thấy đó là thời điểm quan trọng nhất của công việc. 

Và những điều mà chúng ta đã cố ý hoặc vô tình bỏ qua thường sẽ trở thành những điều đáng tiếc mà không thể khắc phục được trong tương lai.

Hơn nữa, dù cho cuộc sống nghèo nàn và khó khăn như thế nào đi nữa, miễn là chúng ta nỗ lực hết mình thì chúng ta sẽ có được chúng. Nhưng cũng có nhiều thứ chúng ta không thể có được, hoặc dù có đi chăng nữa chúng ta không thể làm bản thân cảm thấy hài lòng. Vì vậy, không quan trọng bạn có được những gì, điều quan trọng là những gì bạn sở hữu có là những gì bạn mong muốn tìm kiếm hay không, thực sự quan tâm và trân trọng chúng hay không, điều đó có thực sự mang lại cho bạn sự hài lòng và hạnh phúc hay không?

Ở làng quê tôi, có hai người già, ông Trương và ông Lưu. Ông Trương là người giàu nhất trong làng, tài sản của ông ba đời ăn không hết, ông luôn là hình mẫu cho những người khác cố gắng phấn đấu. Nhưng ông Trương lại ghen tị với ông Lưu. Tại sao lại như vậy? 

Vì ông Lưu có thể nằm ngủ một giấc ngon lành còn ông Trương thì không thể vì ông Trương bị chứng mất ngủ. Con cháu ông Lưu tuy không được khá giả gì nhưng tất cả đều hiếu thảo và nhường nhịn thương yêu lẫn nhau, khác với các con của ông Trương, suốt ngày chỉ nghĩ cách tranh giành tài sản, cả nhà không lúc nào ngừng tranh cãi, ganh tỵ. 

Dù nhà ông Lưu có rau ăn rau, có cháo ăn cháo nhưng lúc nào cũng cảm thấy ngon còn nhà ông Trương thì ngược lại, khi đứng trước một món ngon, thì ông không có cảm giác ngon miệng. Tuy nghèo nhưng ông Lưu luôn vui vẻ cả ngày, còn ông Trương luôn lo lắng về tài sản của ông  kiếm được, sớm hay muộn cũng bị con cái phá hết, tâm trạng ông luôn cảm thấy bất an và buồn bã. 

Ông Lưu cuối cùng ra đi không phải bị bệnh mà ông ra đi rất nhẹ nhàng và thanh thản, còn ông Trương do nhiều nguyên nhân nhưng gốc rễ vẫn là chuyện con cái mà ông trở nên sợ hãi, đôi khi không thể giải thích ông sợ hãi chuyện gì. Cuối đời ông phải nằm trong phòng bệnh, xung quanh là dây điện và ống thở.

Tôi đã luôn luôn tò mò, nếu bạn để cho ông Lưu và ông Trương thay đổi vị trí, liệu hai ông có cảm thấy hài lòng? Ông Lưu liệu có thể cảm thấy hạnh phúc với sự thay đổi này hay không? Thật khó để nói. Bởi vì, những thứ bạn không cần dù có cung cấp cho bạn nhiều thế nào đi nữa, thì bạn cũng sẽ không cảm thấy hài lòng và hạnh phúc.

Cứ mải mê rượt đuổi cái gọi là “nhu cầu cuối cùng”, cuộc đời bạn sẽ ngập chìm trong bất hạnh: Hạnh phúc đích thực nằm trong hai chữ  - Ảnh 2.

Vậy con người cần nhất là điều gì?

Chắc chắn không chỉ tiền bạc, mà còn là địa vị xã hội, không chỉ tình yêu, mà còn gia đình, không chỉ sự nghiệp, mà còn có sức khỏe. Bởi vì, nhiều người có tất cả những điều này chưa hẳn họ hài lòng và hạnh phúc. Có lẽ không có cái gọi là nhu cầu cuối cùng. Không có điều gì làm bạn hạnh phúc mãi mãi một khi bạn nhận được nó, ngoại trừ hạnh phúc của chính nó. Đối với mỗi người, hạnh phúc không có một tiêu chuẩn và một mô hình nào cả.

Đừng quên lời Lão Tử: Không có kẻ bất hạnh, chỉ có người không biết Đủ. Hãy trân quý những gì bạn đang sở hữu vì đó chính là hạnh phúc của bạn. BIẾT ĐỦ mới có được an lạc. 

Xuân Thảo

Cùng chuyên mục
XEM