Cú lừa ngoạn mục mang tên 'Quỹ đầu tư mạo hiểm': Rót tỷ USD vào các startup mà chẳng cần quan tâm tới sản phẩm, mục tiêu chỉ là tung hô để IPO thành công rồi ‘exit’

19/07/2023 14:17 PM | Kinh doanh

Tại sao nhà đầu tư mạo hiểm lại dám rót hàng tỷ USD vào một doanh nghiệp thua lỗ, không có tương lai có thể có lãi?

Cú lừa ngoạn mục mang tên 'Quỹ đầu tư mạo hiểm': Rót tỷ USD vào các startup mà chẳng cần quan tâm tới sản phẩm, mục tiêu chỉ là tung hô để IPO thành công rồi ‘exit’ - Ảnh 1.

Vào năm 2016, Matt Wansley đang cố gắng tìm việc làm luật sư tại một công ty công nghệ - đặc biệt, một công ty làm về xe ô tô tự lái. Anh đã trải qua rất nhiều đợt tuyển dụng, gồm phỏng vấn với tất cả các công ty có tên tuổi và cuối cùng anh có cơ hội trò chuyện với một lãnh đạo của Lyft. Lúc này, Wansely hỏi thẳng vị sếp kể trên: Liệu Lyft có thực sự cam kết với xe tự lái hay không?

“Dĩ nhiên chúng tôi cam kết với xe tự lái”, vị lãnh đạo nói với anh. “Các con số doanh thu lợi nhuận thì không quan trọng”.

Dừng lại 1 phút, Wansley suy nghĩ. Tại sao một trong những công ty gọi xe lớn nhất của Mỹ lại không kỳ vọng có lợi nhuận. Có một thứ gì đó rất, rất lạ thường về mô hình kinh doanh của các Big Tech.

“Vậy luận điểm đầu tư phía sau Uber và Lyft là gì?”, Wansley nói. “Tại sao nhà đầu tư lại rót hàng tỷ USD vốn vào một doanh nghiệp thua lỗ - thậm chí con đường để có thể có lợi nhuận hoàn toàn không rõ ràng”.

ĐỊNH GIÁ SĂN MỒI

Wansely sau này gia nhập trường luật Cardozo và hợp tác cùng 1 đồng nghiệp là Sam Weinstein để tìm cách trả lời câu hỏi kể trên. Trên thực tế, từ lâu nay các nhà kinh tế tiến bộ đã có sự hiểu biết về các công ty công nghệ, vốn được chống lưng bởi những quỹ đầu tư mạo hiểm (VC). Những công ty này đều sẵn sàng đưa ra những khuyến mại, trợ cấp sản phẩm cho tới khi nào người dùng không thể sống thiếu chúng.

Hãy nghĩ tới Amazon: Ban đầu họ cung cấp những sản phẩm rẻ hơn mọi nơi khác, dù thua lỗ trong nhiều năm cho tới khi mở rộng ra quy mô không thể tưởng tượng được. Sau đó, khi đánh bại hết các đối thủ và trở thành người duy nhất trong cuộc chơi, họ bắt đầu tăng giá và kiếm được tiền kể từ đó. Đây gọi là Predatory Pricing - “định giá săn mồi” (chiến lược định giá hạ mức giá xuống dưới điểm có lãi trong một khoảng thời gian nhằm làm suy yếu hoặc loại trừ các đối thủ cạnh tranh) và điều đó dĩ nhiên không hợp pháp.

Đó là một trong những lập luận mà những người cấp tiến trong Bộ Tư pháp đã sử dụng để phá vỡ thế độc quyền của những công ty như Standard Oil vào đầu thế kỷ 20. Theo các quy tắc của chủ nghĩa tư bản, bạn không được phép sử dụng quy mô của mình để “bắt nạt” các đối thủ cạnh tranh và đuổi họ ra khỏi thị trường.

Vấn đề là, các nhà kinh tế tại Đại học Chicago (sau đây gọi là trường phái Chicago) đã dành 50 năm qua để nhấn mạnh rằng dưới chủ nghĩa tư bản, định giá săn mồi không phải là một vấn đề gì to tát. Lập luận của họ thế này: Các công ty lớn (kẻ săn mồi) có thị phần lớn hơn để bắt đầu, vì vậy nếu giảm giá, họ sẽ mất nhiều tiền hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong khi đó, “con mồi” của họ có thể đơn giản chạy trốn khỏi thị trường và quay trở lại sau đó. Các công ty săn mồi không bao giờ có thể bù đắp được những tổn thất mà họ phải chịu, điều đó có nghĩa là các hành vi săn mồi là không hợp lý. Và vì các nhà kinh tế học trong nhóm này tin rằng thị trường luôn hợp lý, điều đó có nghĩa là định giá săn mồi không thể tồn tại.

Rất nhiều nhà kinh tế đã đưa ra những lập luận phản biện vững chắc đối với sự hoài nghi của trường phái Chicago về định giá săn mồi. Wansley và Weinstein, từng làm việc trong bộ phận thực thi chống độc quyền tại Bộ Tư pháp Mỹ là một ví dụ. Trong một bài báo mới có tiêu đề "Dự đoán đầu tư mạo hiểm", hai luật sư đã đưa ra một trường hợp thuyết phục rằng mô hình đầu tư mạo hiểm cổ điển - phá huỷ những công ty đương nhiệm, xây dựng một nền tảng có thể mở rộng, di chuyển nhanh, phá vỡ mọi thứ - không phải là đỉnh cao của chủ nghĩa tư bản hiện đại như Thung lũng Silicon ca ngợi. Theo suy nghĩ mới này, đây là hành động chống chủ nghĩa tư bản, là bất hợp pháp. Và hành vi này nên bị truy tố mạnh mẽ, để thúc đẩy cạnh tranh tự do và công bằng trên thị trường.

"Chúng tôi nghĩ rằng các ví dụ trong thế giới thực không khó tìm - nếu tìm đúng chỗ", Wansley và Weinstein viết. " Một loại kẻ săn mồi mới đang xuất hiện ở Thung lũng Silicon. Và cơ chế mà những kẻ săn mồi đang sử dụng để thống trị thị trường một cách bất hợp pháp chính là vốn đầu tư mạo hiểm ”.

Các nhà đầu tư mạo hiểm bỏ tiền vào quỹ của họ không nhất thiết phải tìm kiếm một sản phẩm thành công. Đối với các quỹ mạo hiểm mà nói, trò chơi cuối cùng có lợi nhất là rút lui (exit) nhanh chóng - bán bớt cổ phần hoặc đưa công ty IPO thành công.

Wansley và Weinstein lập luận rằng những áp lực đó khuyến khích các chiến lược rủi ro - bao gồm cả định giá săn mồi. Lấy Uber là một ví dụ. Sẽ chẳng có gì để nói nếu Uber chỉ đơn giản là công ty vượt trội hơn các hãng xe taxi truyền thống về mặt giá trị. Xe taxi, xét cho cùng, bản thân đây đã là một công ty độc quyền béo bở và tự mãn. "Matt và tôi không có vấn đề gì với điều đó", Weinstein nói. "Bạn có một sản phẩm mới, mở rộng quy mô nhanh chóng và sử dụng một số khoản trợ cấp để thu hút mọi người dùng. Bạn có thể phá vỡ một doanh nghiệp cũ và tạo ra một doanh nghiệp mới”.

Nhưng đó không phải là những gì đã xảy ra. Uber tiếp tục trợ cấp cho hành khách và tài xế, mất hàng tỷ USD khi cố gắng chi tiêu cho các hoạt động giúp hạ bệ đối thủ cạnh tranh của mình. Điều tương tự cũng xảy ra với nhiều công ty được VC hậu thuẫn khác. "WeWork đã thiết lập văn phòng ngay bên cạnh các không gian làm việc chung khác và nói: 'Chúng tôi sẽ miễn phí trong 12 tháng’”.

Nhìn bề ngoài, cũng có thể hiểu được một số quan điểm của Trường phái Chicago: Rằng các công ty không bao giờ có thể bù đắp được những tổn thất mà họ gánh chịu do thực hiện hành vi định giá săn mồi. Nếu kết quả duy nhất của chiến lược mở rộng quy mô được sử dụng bởi Uber và các công ty khởi nghiệp VC khác là tạo ra một "trợ cấp phong cách sống của thế hệ thiên niên kỷ" vô tận, thì điều đó chỉ có nghĩa là sự giàu có đang được chuyển từ nhà đầu tư sang người tiêu dùng. Nạn nhân duy nhất của việc định giá săn mồi là chính những kẻ săn mồi.

Nếu Uber và WeWork và những kỳ lân khác là những công ty thua lỗ vĩnh viễn, thì có vẻ như tiêu chuẩn không được đáp ứng. Nhưng Wansley và Weinstein chỉ ra rằng điều đó có thể xảy ra - ngay cả khi các công ty không bao giờ kiếm được một xu nào và ngay cả khi tất cả những người đầu tư vào công ty, sau IPO, đều thua cược. Đó là bởi vì các nhà đầu tư mạo hiểm đã gieo mầm cho công ty kiếm được lợi nhuận từ việc định giá săn mồi. Họ tham gia, nhận được khoản lợi nhuận khổng lồ từ khoản đầu tư của mình và thoát ra trước khi toàn bộ kế hoạch sụp đổ.

"Liệu Uber có bao giờ bù đắp được những tổn thất từ cuộc săn mồi kéo dài của mình không?", Wansley và Weinstein viết. "Chúng tôi không biết. Quan điểm của chúng tôi là, từ quan điểm của các nhà đầu tư mạo hiểm đã tài trợ cho cuộc săn mồi, điều đó không thành vấn đề. Tất cả vấn đề là các nhà đầu tư sau này sẵn sàng mua cổ phiếu của các nhà đầu tư mạo hiểm với giá cao".

CÚ LỪA VĨ ĐẠI

Vấn đề không phải là các nhà đầu tư mạo hiểm thi thoảng đầu tư vào những công ty không thu lại được tiền. Vấn đề là toàn bộ mô hình được các VC triển khai là để kiếm lợi nhuận bằng cách phá vỡ thị trường bằng cách định giá săn mồi và để lại những khoản lỗ khổng lồ cho những kẻ tham lam khi mua vào đợt IPO. Một công ty tham gia vào việc định giá săn mồi và các nhà đầu tư vào giai đoạn cuối có thể không thu lại được khoản tiền ban đầu, nhưng các nhà đầu tư mạo hiểm thì có.

"Thực tế quan trọng nhất trong bài báo này là Benchmark đã đầu tư 12 triệu USD vào Uber và nhận lại 5,8 tỷ USD", Wansley nói. "Đó là một trong những khoản đầu tư tốt nhất trong lịch sử và đó là một cuộc định giá săn mồi".

Cú lừa ngoạn mục mang tên 'Quỹ đầu tư mạo hiểm': Rót tỷ USD vào các startup mà chẳng cần quan tâm tới sản phẩm, mục tiêu chỉ là tung hô để IPO thành công rồi ‘exit’ - Ảnh 2.

Với thực trạng rất nhiều ngành đang rơi vào tình trạng độc quyền nhóm gồm cả công nghệ, chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, giải trí, báo chí, bán lẻ - cần phải một lần nữa làm rõ về hành vi định giá săn mồi. Chủ nghĩa tư bản được cho là cho phép cạnh tranh thúc đẩy đổi mới và lựa chọn nhưng độc quyền dập tắt tất cả những điều đó để một số ít người có thể trở nên giàu có. Trong trường hợp của các quỹ đầu tư mạo hiểm, việc chuyển nhượng cổ phần tại các công ty công nghệ tệ hại cho các nhà đầu tư ở giai đoạn cuối, những người cả tin vào tương lai của công ty là một “trò lừa bịp”.

Weinstein nói về cách thức hoạt động của “trò lừa bịp vĩ đại ở Thung lũng Silicon”: “Đây không phải là một kế hoạch Ponzi, nhưng nó có lợi cho một số nhà đầu tư nhất định. Nếu mọi người ở Thung lũng Silicon bắt đầu nghĩ về điều này như một trò lừa đảo định giá săn mồi, thì tôi nghĩ các nhà đầu tư giai đoạn cuối sẽ bắt đầu đặt câu hỏi”.

Và không chỉ về các công ty gọi xe hay chia sẻ văn phòng. Có lẽ câu chuyện tương tự đang xảy ra với cả lĩnh vực giao hàng hay đăng ký dịch vụ phát trực tuyến. Ánh sáng đã tắt đối với Wansley trong cuộc phỏng vấn của anh với giám đốc điều hành Lyft cũng có thể bắt đầu tắt đối với những người khác. Một vài trong số họ sẽ là những nhà đầu tư quyết định không gửi tiền vào các công ty công nghệ săn mồi.

Nguồn: BusinessInsider

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM