Cư dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn trước ngày dỡ lệnh phong thành: Người chịu áp lực mưu sinh, người đã tranh thủ kiếm tiền sau 'kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử'

01/04/2020 20:15 PM | Xã hội

Trải qua 2 tháng phong tỏa với quá nhiều nỗi mất mát, người dân Vũ Hán sắp chờ được tới ngày xe cộ lưu thông, cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên cảm xúc của mọi người vẫn rất hỗn loạn.

Tâm dịch Vũ Hán chiếm khoảng 60% trong tổng số hơn 81.000 người nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc, nhưng nay dịch bệnh đã dần được kiểm soát. Thành phố sẽ dỡ bỏ gần như toàn bộ lệnh phong tỏa vào ngày 8/4 sắp tới. Tuần trước, các địa phương khác thuộc tỉnh Hồ Bắc đã thực hiện việc này. Các khu chợ đã rục rịch mở cửa trở lại, ngoại trừ chợ hải sản Hoa Nam (nơi được cho là khởi nguồn lây nhiễm) và cả chợ trái cây liền kề, khiến hơn số hoa quả trị giá 100.000 nhân dân tệ (gần 331 triệu đồng) bị thối rữa trên kệ.

Một người bán trái cây họ Fang nói rằng lệnh phong tỏa Vũ Hán đã "đóng băng" khu vực mà bà sinh sống. "Dĩ nhiên là tôi cũng sợ virus" - bà Fang vừa nói vừa chỉ tay vào 2 lớp khẩu trang trên mặt. "Nhưng đã 3 tháng rồi tôi chưa kiếm được tiền".

Cư dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn trước ngày dỡ lệnh phong thành: Người chịu áp lực mưu sinh, người đã tranh thủ kiếm tiền sau kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử - Ảnh 1.

Chợ hải sản Hoa Nam vẫn đóng cửa (Ảnh: Reuters)

Hiện giờ, bà Fang chỉ mới bán được táo đóng hộp cho người dân xung quanh với giá sỉ. Người phụ nữ này không phải dân Vũ Hán gốc, bà dự định trở về quê đoàn tụ với con cháu vào dịp Tết nhưng bị kẹt lại do lệnh phong tỏa. Giờ đây, bà cũng không thể trở về vì phải ở lại tiếp tục mưu sinh. "Tôi còn một lượng lớn trái cây đã dặn lấy hàng từ trước, sớm nhất đến tháng 6 mới bán hết" - nữ tiểu thương cho biết.

Ngược lại, cô Hu Yanfang hoàn toàn phấn khởi khi Vũ Hán sắp trở lại cuộc sống thường nhật: "Bây giờ đã tốt hơn rất nhiều". Suốt 2 tháng qua, Hu đã giúp đỡ hàng xóm và hỗ trợ tẩy trùng khu vực xung quanh. Cô cũng cảm ơn nhà chức trách vì cung cấp các thiết bị y tế như khẩu trang. "Điều đó khiến tôi cảm thấy tự hào về đất nước". Cô Hu còn vui sướng với những miếng sườn heo mà mình vừa đặt hàng, được giảm giá tới 50% do chính phủ hỗ trợ kích cầu tiêu dùng.

Cư dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn trước ngày dỡ lệnh phong thành: Người chịu áp lực mưu sinh, người đã tranh thủ kiếm tiền sau kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử - Ảnh 2.
Cư dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn trước ngày dỡ lệnh phong thành: Người chịu áp lực mưu sinh, người đã tranh thủ kiếm tiền sau kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử - Ảnh 3.
Cư dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn trước ngày dỡ lệnh phong thành: Người chịu áp lực mưu sinh, người đã tranh thủ kiếm tiền sau kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử - Ảnh 4.
Cư dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn trước ngày dỡ lệnh phong thành: Người chịu áp lực mưu sinh, người đã tranh thủ kiếm tiền sau kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử - Ảnh 5.

Những hình ảnh cho thấy Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc dần tỉnh giấc sau một cơn "hôn mê" quá dài (Ảnh: Reuters)

Cô Xiong, 39 tuổi, cũng vô cùng phấn khởi trước những ngày sắp tới. Mỗi ngày, cô đi cắt tóc dạo và rất đắt khách do nhu cầu của người dân đã tăng lên đột biến sau thời gian trú ẩn tại nhà. "Đây là thời gian tôi kiếm được nhiều tiền nhất trong hai tháng qua. Tôi bắt đầu làm việc từ 8h sáng đến 6h tối mỗi ngày, phục vụ cho 70 khách".

Mỗi khách hàng trả cho Xiong 30 nhân dân tệ (99 nghìn đồng) - thấp hơn nhiều so với phí dịch vụ tại salon của cô trước đây, lên tới 156 tệ. Nhưng Xiong cũng chỉ cắt tóc nam cho tiết kiệm thời gian, chỉ 15 phút là xong.

"Dĩ nhiên tôi vẫn còn chút lo lắng. Nhưng xã hội cần người dân tiếp tục lao động, vì vậy tôi đã góp một phần sức lực" - Xiong cho biết, hiện giờ cô luôn mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang khi đi cắt tóc dạo.

(Theo Reuters)

Cư dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn trước ngày dỡ lệnh phong thành: Người chịu áp lực mưu sinh, người đã tranh thủ kiếm tiền sau kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử - Ảnh 6.

Theo Jayden

Cùng chuyên mục
XEM