COVID-19 khiến thế giới có thêm 120 triệu người nghèo, trong đó có 75 triệu người Ấn Độ
Đại dịch không chỉ cướp đi sinh mạng của con người mà còn để lại những "vết thương" rất lớn cho nền kinh tế toàn cầu.
Xóa bỏ đói nghèo là điều mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều hướng tới, là mục tiêu quan trọng trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các lĩnh vực kinh tế , giáo dục, khoa học công nghệ, dân sinh... trên thế giới phát triển không đồng đều, mang tính cục bộ do diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay gây ra những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Hiện nay các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều đang đối mặt với một vấn đề vô cùng nan giải - đại dịch COVID-19 biến thể mới đang hoành hành khắp mọi nơi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và đầu tư của người dân, tình hình xuất nhập khẩu cũng bị đình trệ khiến cho việc hoàn thành mục tiêu này càng thêm khó khăn.
Liên Hợp Quốc: Có thêm 120 triệu người nghèo trên toàn thế giới
Ủy ban Kinh tế & Xã hội của Liên Hợp Quốc đã công bố Báo cáo Tài trợ Phát triển Bền vững năm 2021 vào cuối tháng 3 năm nay. Trong báo cáo nêu rõ tình hình dịch bệnh đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 90 năm qua. Mặc dù cuộc sống của hầu hết cư dân đều bị ảnh hưởng, nhưng các nhóm người dân thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn vẫn chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Đặc biệt là cư dân ở những nước kém phát triển và những nước nghèo có tỷ lệ thất nghiệp cao, cuộc sống lại càng trở nên khốn khó. Báo cáo chỉ ra rằng đại dịch có thể khiến 114 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu, trong số đó có khoảng 120 triệu người đã rơi vào tình trạng nghèo đói. Điều đáng lưu ý ở đây, số lượng 120 triệu người này không phải là tổng số người nghèo trên thế giới mà là 120 triệu người mới rơi vào tình trạng nghèo đói do đại dịch.
Những khu vực có thêm nhiều người dân rơi vào cảnh nghèo đói trên thế giới chủ yếu xuất phát từ Nam Á với Ấn Độ , ngoài ra còn có một số quốc gia thuộc khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara, Trung Đông và một số quốc gia ở Nam Mỹ. LHQ cho rằng có sự mất cân bằng về năng lực và biện pháp trong việc phòng chống dịch bệnh đã khiến khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng giữa các quốc gia ngày càng trở nên trầm trọng.
Dân số nghèo của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng thêm 75 triệu người
Trung tâm Nghiên cứu Pew, một tổ chức tư vấn của Mỹ có trụ sở tại Washington, đã đồng ý với quan điểm này. Báo cáo của họ được công bố vào tháng 3 năm nay đã cho có thấy, ước tính có hơn 100 triệu người trên thế giới đã rơi vào tình trạng tái nghèo, chủ yếu đến từ Nam Á với số lượng gấp đôi khu vực châu Phi cận Sahara.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng dịch bệnh COVID-19 mới đã làm tăng 75 triệu người nghèo ở Ấn Độ. Đồng thời, tầng lớp trung lưu của nước này dự kiến sẽ giảm đi một phần ba. Đồng thời, họ cũng tin rằng điều này đã khiến những thành tựu và nỗ lực trong xóa đói giảm nghèo của Ấn Độ trong thập kỷ qua đổ sông đổ bể.
Châu Phi: Ngoài dịch bệnh, còn là khủng hoảng lương thực
Liên Hợp Quốc đã từng đưa ra một báo cáo như vậy, với tựa đề "Tác động của Đại dịch COVID-19 mới đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng". Báo cáo chỉ ra rằng các khu vực kém phát triển, đặc biệt là châu Phi, không chỉ đối mặt với tác động của đại dịch mới và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, mà còn đối mặt với rủi ro lương thực trong một thời gian ngắn.
Báo cáo nhấn mạnh rằng, chỉ có đoàn kết và hợp tác mới có thể xây dựng một tương lai hòa bình, công bằng và thịnh vượng trên thế giới. Các quốc gia cần chung tay ứng phó với đại dịch và thực hiện các biện pháp xử lý mạnh mẽ, bao gồm thúc đẩy việc phân phối hợp lý vắc-xin toàn cầu, quản lý và kiểm soát tình trạng đói nghèo, hợp tác phát triển và cũng tăng cường khả năng phát triển độc lập.
Tóm lại, dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mới, vấn đề nghèo đói toàn cầu ngày càng trầm trọng, như các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới đã nói: "Một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong lĩnh vực là cải thiện chất lượng cuộc sống của nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương trong xã hội. Nhưng đại dịch coronavirus lại làm vấn đề này thêm nghiêm trọng."
Theo: Sohu