Covid-19: Cơ hội hay thách thức cho thị trường nội thất Việt Nam

19/05/2021 08:00 AM | Kinh doanh

Đại dịch Covid-19 xuất hiện có thể "ví như một phép thử cho các công ty nội thất, đặt ra cho họ bài toán về định hướng làm sao để tồn tại trong giai đoạn nhiều thách thức này", ông Bùi Tường – Giám đốc Cty Nội thất Jhome nhận định.

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh về kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Thị trường nội thất cũng là một "mảnh đất" chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Nhiều ý kiến cho rằng Covid-19 chỉ đi kèm với sự đổ vỡ của những cuộc giao dịch, sự sa sút tài chính của các doanh nghiệp và dẫn đến cái kết "trắng tay" cho nhiều công ty, thế nhưng nhận định này có thực sự đúng?

Để làm rõ điều này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Tường - Giám đốc Cty Nội thất Jhome.

Covid-19: Cơ hội hay thách thức cho thị trường nội thất Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Bùi Tường – Giám đốc Cty Nội thất Jhome

Ông nhận định như thế nào về sự phát triển của thị trường nội thất VN thời điểm trước và sau khi Covid-19 xuất hiện?

Việt Nam là một nước đang phát triển, tốc độ phát triển dân số và xây dựng ở các thành phố rất nhiều và nhanh. Chính vì thế, nhu cầu về nội thất trước đại dịch Covid-19 ở Việt Nam là rất lớn. Thị trường nội thất phần lớn cung cấp cho những người trẻ tuổi theo phong cách nội thất hiện đại, tối giản với mức chi phí vừa phải.

Sau khi Covid-19 xuất hiện, thị trường nội thất bị chững lại một thời gian vì nhiều lý do. Dù nhu cầu về nội thất vẫn còn khá lớn với những dự án trước đó đã và đang bàn giao nhưng lượng khách hàng giảm đáng kể, do các công ty nội thất mới trước dịch thành lập tăng lên nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh lớn. Từ đó, nhiều công ty không "cầm cự" nổi đã phải rời bỏ thị trường.

"Năm Covid-19 thứ 2" (2021), dịch bệnh đã thực sự ảnh hưởng mạnh đến thị trường bất động sản và nội thất. Người tiêu dùng có xu hướng hạn chế mua dự án mới, nguồn tài chính của họ ít đi và nhu cầu về nội thất cũng giảm đáng kể. Do đó, có thể nói đây chính là giai đoạn thử sức mà dịch bệnh đặt cho các công ty nội thất, đòi hỏi họ cần đưa ra hướng đi mới để tồn tại.

Ông đánh giá thực trạng của thị trường nội thất Việt Nam hiện nay như thế nào?

Như tôi chia sẻ ở trên, sau khi Covid-19 xuất hiện, người tiêu dùng đã thay đổi hành vi mua hàng, thay đổi nhu cầu về nội thất. Trước đây họ có thể đầu tư 10 triệu thì nay chỉ có thể đầu tư 4-5 triệu, ví dụ như vậy. Điều này tức là "hầu bao" của họ dành để đầu tư cho nội thất đã giảm đi một nửa.

Bên cạnh đó, trước khi có dịch bệnh, do nhu cầu của người tiêu dùng khá lớn, các công ty nội thất tự phát vì thế cũng mọc lên "như nấm sau mưa". Điều này khiến thị trường trở nên lộn xộn, khó kiểm soát bởi sự tham gia của nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ, manh mún cả về chất lượng và số lượng.

Nhu cầu ít đi, giá thành giảm, hành vi mua hàng cũng khác, đặt ra thử thách cho các công ty nội thất cần phải tìm hướng đi mới, cách tiếp cận khách hàng mới; cải tiến chất lượng, giá thành để có thể cạnh tranh khi cung vượt cầu.

Covid-19: Cơ hội hay thách thức cho thị trường nội thất Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Bùi Tường (phải) & ông Lưu Việt Thắng (trái) – Trưởng khoa Nội thất trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội tại showroom Nội thất Jhome

Phải chăng covid 19 chỉ mang đến những thách thức cho thị trường nội thất?

Bên cạnh những tác động tiêu cực đó, Covid-19 cũng tạo ra nhiều yếu tố tích cực, thuận lợi cho các công ty nội thất như tạo điều kiện cho họ có thêm thời gian để hoàn thiện, tối ưu trên từng sản phẩm cả về mặt chất lượng và giá thành, đồng thời nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Đây cũng là lúc thị trường "thanh lọc" những nhà cung cấp nội thất kém chất lượng, kém uy tín.

Đối với người tiêu dùng, do sự lây lan nhanh của dịch bệnh, mọi người sẽ ở nhà nhiều hơn nên nhu cầu cải thiện không gian sống cũng tăng lên. Chính vì thế, nhu cầu mua nhà giảm nhưng nhu cầu cải tạo nhà lại có xu hướng tăng lên. Nó là cơ hội mà các công ty nội thất trong giai đoạn này cần phải nắm bắt nếu muốn tồn tại và phát triển.

Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến Nội thất Jhome?

"Năm Covid-19 đầu tiên" (2020), Jhome bị ảnh hưởng không nhiều. Nhưng điều này tạo cơ hội để chúng tôi lắng nghe thị trường nhiều hơn, sâu sát hơn, điều chỉnh hướng đi, sản phẩm của mình để có thể tồn tại. Nội thất Jhome có nhà máy sản xuất trực tiếp, đội ngũ thiết kế nhiều kinh nghiệm nên chủ động hơn trong việc thay đổi và cải tiến để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Chúng tôi đã khắc phục những khó khăn, thách thức mà thị trường đặt ra bằng cách hiện đại hóa nhà máy sản xuất, tăng cường máy móc, trang thiết bị công nghệ cao để cải thiện tốc độ sản xuất, chất lượng sản phẩm tốt hơn nữa, nâng cao khả năng cạnh tranh của giá thành sản phẩm. Tất cả những nỗ lực này giúp Jhome chủ động hơn trong sản xuất, hạn chế tối đa ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội.

Covid-19: Cơ hội hay thách thức cho thị trường nội thất Việt Nam - Ảnh 3.

Phòng ngủ gỗ Óc chó nhập khẩu tại showroom Nội thất Jhome

Trước những thách thức và cơ hội đó, Jhome đã có phương án/kế hoạch để phát triển trong thời gian tới như thế nào?

Cuối năm 2020, chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Về bộ máy công ty, Jhome tinh gọn để hoạt động hiệu quả nhất. Về sản phẩm, chúng tôi hướng đến những sản phẩm chất lượng, đưa đến cho khách hàng chế độ hậu mãi, bảo hành, bảo trì sản phẩm tốt nhất. Về sản xuất, công ty cải tiến máy móc, hiện đại hóa quy trình sản xuất nhằm đem tới những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Hiện tại, Jhome đang trong quá trình nghiên cứu thị trường bán lẻ và hướng tới những sản phẩm chất lượng, thiết kế đẹp, trẻ trung với giá thành phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Jhome sẽ chủ động 100% từ khâu sản xuất để có thể kiểm soát được quy trình, chất lượng và giá thành sản phẩm.

Covid-19: Cơ hội hay thách thức cho thị trường nội thất Việt Nam - Ảnh 4.

Phòng ngủ gỗ Sồi Mỹ tại showroom Nội thất Jhome

Jhome có nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài nào hay không? Và ông mong muốn điều gì từ những nguồn lực đó?

Ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, Nhà nước đã đưa ra một số chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch như giảm lãi suất ngân hàng, nhất là lãi suất dành cho doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn này vẫn còn nhiều khó khăn với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế nguồn vốn lại đổ về những kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản...

Chúng tôi hy vọng chính phủ cởi mở hơn về nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp sản xuất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho nhà máy sản xuất, đầu tư cho kênh phân phối. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn nhà nước có các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi về thuế, đất đai với những doanh nghiệp sản xuất, tạo "bệ phóng" vững chắc để doanh nghiệp nhảy vọt khi có cơ hội.

Công ty Kiến trúc – Nội thất Jhome 

Showroom: 31 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội

Nhà máy sản xuất: KCNC Hòa Lạc - Thạch Thất - Hà Nội 

Hotline: 0243 556 8686 / 0913 707 686

Website: https://www.noithatjhome.com/

Facebook: https://www.facebook.com/jhome.com.vn

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM