Thiết bị đeo tay giúp con người học vẽ

30/01/2015 15:03 PM | Công nghệ

Nhà thiết kế, kỹ sư Saurabh Datta tại Viện thiết kế tương tác Copenhagen vừa giới thiệu ý tưởng chế tạo các thiết bị dạng cánh tay robot có khả năng điều khiển chuyển động của tay người dùng dựa theo các phản hồi haptic (cảm giác xúc giác).

Bằng cách này, các cỗ máy có thể "dạy" con người đánh đàn piano, vẽ tranh, viết chữ,… hoặc thêm nhiều kỹ năng khác. Ý tưởng này có thể sẽ góp phần định hình cách mà con người tương tác với máy móc trong tương lai không xa.

Trước đây, Datta đã nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của chiếc găng tay dạy đánh đàn piano . Khi đó, ông tự hỏi rằng: Nếu chúng ta tạo ra thêm nhiều cỗ máy trong cuộc sống, nó có thể giúp chúng ta cải thiện một số kỹ năng nhất định bằng cách xây dựng bộ nhớ cơ bắp.

Thí dụ, giáo viên chính là một "cỗ máy" đã dạy vẽ cho bạn bằng cách cầm tay bạn và buộc nó phải thực hiện một số chuyển động.

Khi các động tác được lặp đi lặp lại trong thời gian đủ lâu, cuối cùng thì bàn tay của bạn cũng tự "nhớ được" cách làm những tác vụ đó. Từ những ý nghĩ đó, Datta bắt đầu phát triển dự án Forced Finger, sử dụng các phản hồi haptic để điều khiển chuyển động của ngón tay.

Một thiết bị đeo vào bàn tay, trong đó có tích hợp các đòn bẩy bắt ngón tay nâng lên hạ xuống trên những phím đàn.

Một thiết bị đeo vào bàn tay, trong đó có tích hợp các đòn bẩy bắt ngón tay nâng lên hạ xuống trên những phím đàn.

Bằng cách tương tự, Datta đã phác thảo nên nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị dạy vẽ. Dù đây chỉ mới là những mô hình đầu tiên và chưa chắc sẽ được thương mại hóa rộng rãi, nhưng Datta cho rằng ý tưởng của ông đã góp phần định hình cách mà con người và những cỗ máy tương tác với nhau trong tương lai. Ông chia sẻ: "Mục tiêu của hệ thống và phần mềm này là hiểu được cách con người thỏa thuận với những cỗ máy để cùng thực hiện một mục tiêu chung dì mỗi bên đều có bối cảnh khác nhau. Điều này sẽ trả lời được câu hỏi làm thể nào để con người và máy móc có thể bổ sung cho nhau."

Dù vậy, một số ý kiến đã tỏ ra không tán đồng ý tưởng của Datta. Người ta cho rằng những cỗ máy của Datta đã bỏ qua vai trò của con người và thậm chí là một phương pháp cực đoan, vô tình khiến con người luôn lệ thuộc và bị kiểm soát bởi máy móc.

Dù vậy, một số ý kiến đã tỏ ra không tán đồng ý tưởng của Datta. Người ta cho rằng những cỗ máy của Datta đã bỏ qua vai trò của con người và thậm chí là một phương pháp cực đoan, vô tình khiến con người luôn lệ thuộc và bị kiểm soát bởi máy móc.

Một số nhà thiết kế cũng chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều cảm thấy không thoải mái khi bị điều khiển hoàn toàn bởi máy móc.

Khi đó họ sẽ chiến đấu chống lại những lực phản hồi haptic, điều chỉnh vị trí của cổ tay và bàn tay để khiến họ dễ chịu hơn. Trong một thử nghiệm khác, Datta đã bắt thiết bị ghi lại chuyển động tay của con người và sau đó lặp đi lặp lại để buộc tạo ra các lực phản hồi. Điều này có vẻ triển vọng hơn khi mà con người mới là trung tâm và các cỗ máy sẽ có vai trò như một công cụ hỗ trợ được "dạy" bởi con người.

Trong thời gian tới, Datta muốn sử dụng các nghiên cứu của ông để xây dựng nên một phương pháp thiết kế tương tác haptic . Theo ông, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà máy móc đang dần thay mặt chúng ta đưa ra các quyết định. Trò chơi giành quyền kiểm soát này đã được thể hiện rõ qua những chiếc xe tự hành.

Trên thực tế, công nghệ chỉ nên là một công cụ hỗ trợ chứ không thể hoàn toàn thay thế được con người. Do đó, cách tiếp cận của Datta có thể giúp nhiều nhà phát triển khác hiểu được mối quan hệ vật lý giữa con người và máy móc nhằm đưa ra quyết định thiết kế đúng đắn trong tương lai.

>> Hàng xa xỉ “kết” công nghệ kỹ thuật số

Cùng chuyên mục
XEM