Chỉ cần giơ điện thoại lên, thực đơn và biển chỉ đường sẽ được chuyển ngữ
Không còn ngại bất đồng ngôn ngữ nhờ 'phiên dịch viên' smartphone.
Nội dung nổi bật:
Khách nước ngoài không còn phải e ngại trước rào cản ngôn ngữ nhờ những ứng dụng học và dịch ngoại ngữ hữu hiệu.
- Học ngoại ngữ: Rosetta, Babbel, Anki... giúp người học tha hồ tập nói đủ các thứ tiếng trên đời.
- Phiên dịch: Vocre có khả năng thay thế cho phiên dịch viên người thật, Waygo chỉ cần quét hình ảnh thực đơn, biển chỉ đường bằng camera là cho ngay bản dịch...
Đúng là có nhiều việc cần dành thời gian và công sức hơn so với học ngoại ngữ, nhưng khi bị lạc đường ở nước ngoài hay đói bụng mà không biết đọc thực đơn để gọi món thì ta mới "nỗi rách việc" của việc "mù ngoại ngữ"! May thay, một loạt công nghệ mới đã ra đời, giúp nhân loại giải quyết những vấn đề sinh ra do bất đồng ngôn ngữ.
Được học đủ thứ tiếng trên đời mà lại miễn phí
Mức giá của những ứng dụng học ngoại ngữ hàng đầu thế giới dù có cao tới mức nào thì vẫn rẻ hơn một chiếc vé máy bay. Đầu tiên phải kể đến Rosetta Stone (iOS, Android, 299 USD/tháng tại Anh). Phương pháp học của phần mềm khá lạ và lôi cuốn: từ vựng được đọc to hoặc hiện trên màn hình nhiều lần, các vấn đề ngữ pháp phức tạp được đưa vào dần dần để người đọc nhận biết và nắm bắt. Một số bài học có chú giải chi tiết, khá hữu ích cho những người có thời gian theo học nhưng những ai muốn đẩy nhanh hơn thì khá sốt ruột với tốc độ này.
Một sự lựa chọn phải chăng hơn là Babbel, bao gồm cả ứng dụng và một cộng đồng trực tuyến (iOS, Android, 12,95 USD/tháng, 83,40 USD/năm). Ở Babbel, tiếng gì cũng có, người học có thể lựa chọn từ tiếng Đan Mạch cho tới tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tùy ý.
Ứng dụng có các bài học ngắn gọn tích hợp cả bài nghe, kiểm tra người học bằng phương pháp nối từ với nghĩa.
Nhưng biết chọn Rosetta hay Babbel khi bên cạnh đó cũng có không ít các ứng dụng tốt mà lại miễn phí.
Duolingo (iOS, Android) cũng có những bài học ngắn cơ bản, hễ lên một mức cao hơn, người học lại được kiểm tra bằng các trò chơi. Hiện phần mềm có năm ngôn ngữ châu Âu, mức học cao nhất vẫn khá cơ bản nhưng với người mới nhập môn thì đây là một lựa chọn đáng tiền. Duolingo còn kết nối với Facebook để đăng tải tiến bộ học của bạn bè xung quanh để mỗi cá nhân biết mình đang ở mức nào.
Người bạn đồng hành tuyệt vời cho mọi ứng dụng học tiếng nước ngoài là Anki (Android, web, miễn phí; iOS, 24,99 USD). Chỉ cần gõ từ vựng cần học vào, Anki sẽ chạy một hệ thống thẻ từ mới để người học đi theo từng chủ đề mỗi ngày sao cho thuộc.
Ngoài ra còn có các nguồn trực tuyến miễn phí khác, bao gồm cả đài phát như BBC. Tại kênh này, người học có thể học từ tiếng Đức cho tới tiếng Urdu.
"Phiên dịch viên" nhỏ gọn và đa năng
Nhưng đâu phải ai cũng có thời gian để học? Đó là lý do các ứng dụng phiên dịch như Jibbigo (iOS, Android, miễn phí, bán tính năng thêm), Vocre (iOS, 4,99 USD; Android, 99 cent) và Google Translate (iOS, Android, web, miễn phí) lần lượt ra đời.
Dịch bằng máy có điểm yếu là rập khuôn và khô khan nhưng thế vẫn tốt hơn là cứ phải khoa chân múa tay ra hiệu như nhiều người phải làm khi sang nước ngoài. Lượng ngôn ngữ của Google Translate đồ sộ đến kinh ngạc (tiếng Afrikaans (tiếng Hà Lan dùng ở Nam Phi), tiếng H'mông cũng có!). Với nhiều loại chữ viết, kể cả Hán tự và Kanji, Google Translate còn có thể chụp lại ảnh văn bản và cho ra bản dịch nhanh chóng.
Jibbigo có ít chức năng hơn nhưng khả năng nói cũng khá đáng nể, nó có thể dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng khác và tự động chạy phiên bản nói cho người dùng.
Vocre cũng thú vị không kém, ứng dụng được thiết kế để dịch các cuộc trò chuyện trực tiếp giữa hai người. Bàn phím sẽ chạy về phía bên kia màn hình gần người đang nói và cho ra cả bản dịch nói lẫn viết, miễn sao smartphone có kết nối mạng và cả hai bên đều phải... kiên nhẫn một chút.
Có những ứng dụng chỉ mạnh ở một điểm, đơn cử như Waygo (iOS, miễn phí), ứng dụng chuyên để dịch thực đơn và biển báo từ tiếng Trung, tiếng Nhật sang tiếng Anh. Chỉ cần quét thực đơn hay biển báo bằng camera là người dùng sẽ quyết định được mình nên gọi món gì hoặc đi đâu. Lợi thế lớn nhất của Waygo là không cần kết nối Internet, quả là một lựa chọn tiện lợi cho du khách không đăng ký thuê bao mạng ở nước ngoài.
>> Vì sao phần mềm thống trị thế giới
Thùy An