Báo cáo của IPCC: Trái đất nóng lên và những hệ quả

10/11/2014 16:27 PM | Công nghệ

Biến đổi khí hậu hiện đang là một vấn đề nóng và nổi bật trên toàn thế giới. Báo cáo toàn diện mới nhất về biến đổi khí hậu đã đưa ra những hình ảnh rất đáng lo ngại về vấn đề này.

“KHOA HỌC đã lên tiếng”, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phát biểu. Ông cho biết thêm: “Thời gian không ủng hộ chúng ta. Các nhà lãnh đạo phải hành động ngay.”

Ông Ban Ki-Moon đã phản ứng như vậy trước đánh giá về tình trạng khí hậu được thực hiện bởi Tổ chức Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), đó là một tổ chức gồm một nhóm các nhà khoa học làm công tác tư vấn cho các chính phủ.

Chủ tịch của IPCC, ông Rajendra Pachauri cũng có chung quan điểm với Ngài Tổng thư ký: “Chúng ta còn rất ít thời gian trước khi cơ hội giữ khoảng tăng nhiệt độ toàn cầu trong khoảng 2oC đóng lại,” (Các chính phủ đã cam kết không để nhiệt độ toàn cầu tăng vượt quá mức so với trước khi thực hiện công nghiệp hoá).

Bill McKibben, một nhà vận động các chiến dịch cho khí hậu người Mỹ, gọi báo cáo này là “chỉ là một cảnh báo nhỏ về biến đổi khí hậu có thể dẫn tới đại nạn xác sống (zombie), và những cái chết không báo trước, cũng như dịch Ebola”.

Ông Rajendra Pachauri, Chủ tịch của IPCC

Ông Rajendra Pachauri, Chủ tịch của IPCC

Đây là báo cáo tổng quan lần thứ 5 của IPCC kể từ năm 1990. Mọi việc đã thay đổi kể từ đánh giá trước từ năm 2007. Các nhà khoa học càng chắc chắn hơn rằng khoảng 95% hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu (báo cáo đầu tiên nói rằng biến đổi khí hậu có thể không phải do những biến đổi tự nhiên mà ra).

Báo cáo lần này đã đưa ra các bằng chứng cụ thể về sự biến đổi về khí hậu đang được diễn ra. Nhiệt độ trung bình của mặt đất và bề mặt nước biển đã tăng 0,85oC trong khoảng thời gian từ 1880 – 2012; mực nước biển đã dâng cao 3,2mm mỗi năm trong khoảng thời gian 1993-2010, nhanh gấp đôi so với khoảng từ năm 1901-2010; độ acid của bề mặt đại dương đã tăng 26% kể từ cuộc cách mạng công nghiệp.

Ngay tại lúc này, hệ quả của tất cả thay đổi đó có thể nhìn thấy trên các hệ thống tự nhiên. Ví dụ như các bề mặt băng ở Bắc cực đã giảm 40% trong một thập kỷ, và các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã biến mất hàng loạt. Các sinh vật ở đại dương đang thay đổi địa bàn sinh sống, di chuyển hướng về các cực để tìm vùng nước lạnh hơn.

Biển băng ở Bắc Cực đang tan chảy

Biển băng ở Bắc Cực đang tan chảy

Ngược lại, các hệ quả lên con người từ trước đến nay vẫn chưa đáng kể. Báo cáo này gọi các hệ luỵ ảnh hưởng lên sức khoẻ “tương đối nhỏ và chưa được định xác định đúng mức”. Báo cáo còn thể hiện sự tự tin trong các ý kiến cho rằng tần suất và mức độ ảnh hưởng của các cơn lũ đang chịu tác động từ biến đổi khí hậu còn thấp – dù cho đó là một phần trong các ghi nhận ít ỏi.

Biến đổi khí hậu là sự thật trong việc nhiệt độ nóng lên và sự hạn hán có thể giảm đi sản lượng của nông sản ví dụ như lúa và ngô. Tuy nhiên, ảnh hướng của nó lên gạo và đậu nành, hoặc các cây lương thực khác, thì không quá xấu. Mặc dù con người đang làm hại đến khí hậu, nhưng sự biến đổi khí hậu từ trước đến nay không gây hại nhiều đến con người.

Nếu biến đổi khí hậu trở nên khẩn cấp, thì nó sẽ là một thứ mà chúng ta không thể đề phòng. Hơn nữa, báo cáo nói rằng, các hành động được thực hiện ngay bây giờ có thể mang lại một số hiệu quả nhỏ trong vài thập kỷ, nguyên nhân chính là vì khí hậu cần có thời gian dài để phản hồi lại các tác động.

Những vấn đề của Trái Đất không phải là những cái nhìn thấy trước mắt mà là những thứ sẽ tích tụ và gây hệ quả trong tương lai. Dòng khí nhà kính đi vào môi trường có thể được điều chỉnh, nhưng việc tích luỹ nó đồng nghĩa với việc nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ trở nên nóng hơn từ năm 2016 đến năm 2035, điều này sẽ xảy ra chính xác với những gì đã được các nhà khoa học dự báo.

Có thể thấy rằng báo cáo này đưa ra những dự báo mang màu sắc "u ám" cho giai đoạn từ giữa thế kỷ trở về sau. Theo đó IPCC cho rằng, có thể có “các ảnh hưởng nghiêm trọng , lan toả và không thể đề phòng”.

Ví dụ như dân số tăng có thể thể tạo ra các thay đổi về khí thải carbon và thay đổi khí hậu. Nhưng sự khác biệt giữa các dự báo cao nhất và thấp nhất về dân số của Liên Hiệp Quốc trong năm 2050 là 2,5 tỉ người.

Tóm lại, đánh giá lần này vẫn chỉ là các cảnh báo chứ chưa phải là những dự báo về các thảm hoạ hoặc thiên tai.

>> Biến đổi khí hậu làm tăng tỷ lệ sinh con gái?

An Nguyên

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM