Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số

22/05/2018 14:26 PM | Xã hội

Nếu tính GDP bình quân đầu người trong độ tuổi lao động cùng kỳ, Nhật Bản đứng thứ 2 trong nhóm G7 và chỉ thua Đức.

Nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối đầu với những thử thách lớn khi dân số già hóa nhanh của nước này ảnh hưởng đến đà tăng trưởng. Số liệu chính thức cho thấy Nhật tăng trưởng âm 0,2% trong quý I/2018 so với cùng kỳ năm trước, chấm dứt 8 quý tăng trưởng liên tiếp trước đó. Đây là một thông tin tiêu cực với nền kinh tế Nhật khi nước này đã tăng trưởng chậm từ năm 1989.

Năm 2017, Nhật Bản là nền kinh tế có tăng trưởng tệ thứ 2 sau Italy trong nhóm các nước công nghiệp phát triển và năm nay nhiều chuyên gia dự báo thị trường này sẽ soán ngôi Italy.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 1.

Tăng trưởng GDP bình quân 1988-2018 của nhóm G7

Tuy nhiên, điều trớ trêu là khi nền kinh tế Italy có tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao với số việc làm ít thì tỷ lệ thất nghiệp của Nhật lại thấp nhất trong nhóm G7. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm tại Nhật đã lên mức cao nhất kể từ thập niên 1960. Tỷ lệ việc làm bình quân mỗi lao động tại đây cũng lên gần mức cao nhất của năm 1963.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 2.

Số việc làm bình quân cho mỗi lao động Nhật

Báo cáo mới nhất của IMF cho thấy sự già hóa dân số của Nhật sẽ khiến tăng trưởng GDP bình quân giảm 1 điểm phần trăm mỗi năm trong vòng 30 năm tới.

Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của tờ Financial Times cho thấy dân số Nhật Bản giảm hơn 11% trong giai đoạn 2000-2018. Đây là điều khá buồn cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới khi dân số Mỹ, nền kinh tế số 1, tăng 16% còn Anh tăng 13%, Canada tăng 21%.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 3.

Tăng trưởng dân số (xanh đậm) và lực lượng lao động (xanh nhạt) trong khoảng 2000-2018

Nếu tính từ năm 2010, Nhật Bản đã mất đi 1,3 triệu người do quá trình lão hóa dân số. Đến năm 2065, Liên Hiệp Quốc dự báo dân số Nhật Bản sẽ còn giảm thêm 28 triệu người, tương đương mức suy giảm 22%. Trái ngược lại, các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ tăng 3% dân số trong cùng kỳ.

Không chỉ suy giảm lực lượng lao động, chất lượng nguồn nhân viên Nhật cũng suy giảm do già hóa dân số. Kể từ năm 2000, trong khi dân số thuộc độ tuổi lao động tại Mỹ tăng 13% thì Nhật Bản lại giảm với tỷ lệ tương tự. Tính đến năm 2040, hơn 1/3 số người Nhật sẽ lớn hơn 65 tuổi, mức cao nhất trên thế giới.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 4.

Tỷ lệ số người trên 65 tuổi tại các nước

Việc suy giảm dân số không chỉ ảnh hưởng đến lực lượng lao động mà còn tác động đến thị trường tiêu dùng trong nước do người già chi tiêu tiết kiệm hơn lớp trẻ. Năm 2016, số học sinh Nhật giảm 18% và số nhà trẻ giảm 2.300 nhà so với 7 năm trước đây. Cùng thời gian đó, khoảng 2.000 trường trung học đã phải đóng cửa.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 5.

Tỷ lệ học sinh (đậm) và trường học (nhạt) phải đóng cửa ở các cấp trong khoảng 2009-2016 tại Nhật

Khi nhu cầu của người dân đi xuống, công việc kinh doanh của các hãng cũng không còn suôn sẻ. Trong khoảng 2013-2016, số doanh nghiệp đang hoạt động của Nhật đã giảm 31%.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 6.

Số nhà mới xây tại Nhật (nghìn đơn vị)

Tồi tệ hơn, chuyên gia kinh tế trưởng Rob Carnell của ING tại Châu Á Thái Bình Dương nhận định với dân số già nhanh như hiện nay, ngay cả khi năng suất tăng thì GDP Nhật vẫn sẽ giảm đều qua từng năm. Trớ trêu thay, việc giảm dân số khiến GDP bình quân đầu người của nước này lại khả quan hơn.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 7.

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong khoảng 1988-2018

Tính trong khoảng 1988-2018, GDP bình quân đầu người của Nhật tăng tương đương với những cường quốc như Pháp hay Canada.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 8.

Tăng trưởng bình quân lực lượng lao động trong 1988-2018

Thậm chí nếu tính GDP bình quân đầu người trong độ tuổi lao động cùng kỳ, Nhật Bản đứng thứ 2 trong nhóm G7 và chỉ thua Đức.

Con thuyền kinh tế Nhật Bản đang chìm dần do sự già nua của dân số - Ảnh 9.

Tăng trưởng GDP (nhạt) và GDP bình quân lực lượng lao động (đậm) dự đoán năm 2018

BT

Cùng chuyên mục
XEM