Con người không ai hoàn hảo, khuyết điểm chính là thứ giúp ta mạnh mẽ hơn
Đừng sợ hãi trước những thứ mới mẻ, khó khăn mà bản thân không thực hiện được, ai cũng có khuyết điểm, người thành công là người biết sử dụng nó làm bàn đạp cho một tương lai tươi sáng.
Đã bao lần bạn cố gắng đổ lỗi cho tất cả mọi người... về những khiếm khuyết của bản thân, trong khi thực tế bạn không đủ can đảm để đối mặt? Để hoàn thành mục tiêu không cần thiết bạn phải "chinh phục thế giới" và cố gắng bằng mọi cách để hơn người. Tất cả những gì chúng ta cần làm là làm chủ bản thân, làm việc hết mình và hoàn thiện bản thân bằng cách khắc phục những điểm yếu.
Chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những người từng trải. Đôi khi bạn thấy mình được an ủi hơn khi biết những trưởng nhóm, lãnh đạo, những người nổi tiếng đã từng như mình khi phải vượt qua những trở ngại cá nhân và đấu tranh để đối mặt với những khiếm khuyết của bản thân.
Một ví dụ điển hình cho những con người dám mạo hiểu, dám đối mặt với những khiếm khuyết của bản thân mình để tiến tới thành công là Richard Branson – một trong 4 doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Do bị một vài khiếm khuyết bẩm sinh như chứng khó đọc (dyslexia)… nên việc tiếp thu kiến thức của tỷ phú sáng lập ra tập đoàn Virgin chậm và kết quả học tập luôn thua kém chúng bạn. Rất có thể vì điểm yếu này mà ông sẽ gục ngã và bỏ cuộc, tuy nhiên ông vẫn kiên trì đến cùng để tự cải thiện bản thân và có được thành công như ngày hôm nay.
Mơ những giấc mơ lớn
Có lẽ với bất cứ doanh nhân nào thì khởi nghiệp luôn là giai đoạn khó khăn nhất vì chính sự thiếu kinh nghiệm là rào cản trên con đường đi đến thành công. Công việc kinh doanh đầu tiên của Richard Branson là làm chủ bút cho một tạp chí dành cho sinh viên. Tuy nhiên, ông lại chẳng hề có nhiều kinh nghiệm trong ngành xuất bản. Thay vì để sự thiếu kinh nghiệm đánh gục ông càng chú tâm hơn vào mục tiêu, không ngừng học hỏi và cải thiện bản thân.
Đừng sợ hãi trước những điều mới mẻ, hãy nhớ rằng giấc mơ được thực hiện bằng hành động. Nếu bạn không đặt ra những mục tiêu dài hạn thì bạn chẳng bao giờ có thể biết bản thân mình có thể tiến được bao xa. Do đó, trước khi từ bỏ hãy mơ những giấc mơ lớn.
Trải mình với những cộng sự tốt
Richard Branson đã sớm nhận ra chúng ta không hề đơn độc và để có được thành công không nhất thiết bạn phải tự mình làm tất cả. Để đạt được mục tiêu bạn chỉ cần tập trung vào thế mạnh của mình thôi, phần còn lại dành cho những trợ thủ đắc lực của bạn.
Do kỹ năng máy tính của mình không tốt, Branson nhờ đến các chuyên gia trong lịch vực này và lập lên một đội tuyệt vời. Điều này sẽ giúp bạn tránh mất nhiều thời gian và không mặc cảm xấu hổ về những điểm yếu của mình.
Tạo ra những điều khác biệt
Một lý do khác khiến con người ta không dám sống với tiềm năng vốn có của mình là họ không có khả năng tạo nên điều khác biệt trong nền giáo dục chính quy. Sau khi bỏ học, ông nhận ra bản thân mình cảm thấy không thoải khi phải tuân theo quy tắc của người khác, vì vậy ông tạo ra nguyên tắc riêng của mình. Richard Branson đủ dũng cảm để theo đuổi niềm đam mê của mình và tìm thấy được điều ông thấy ý nghĩa.
Câu chuyện cụ thể từ cuộc đời Branson có lẽ là một trong những ví dụ điển hình và mạnh mẽ nhất khi nói đến những con người thành công nếu hiểu rõ điểm yếu của chính mình và quyết tâm biến chúng thành sức mạnh. Vì vậy, để thực sự sống với giấc mơ của mình, bạn phải biết cách nắm bắt điểm yếu và biến chúng thành tài sản mạnh nhất của bạn.
Học cách lắng nghe
Nếu những thách thức được liệt kê ở trên là chưa đủ thì, Branson đã phải đấu tranh với chứng khó đọc và có lẽ cũng một phần bởi khiếm khuyết này mà ông đã phải bỏ học. Tuy nhiên, một lần nữa, ông đã vượt lên trên bằng cách biến điểm yếu này thành lợi thế.
Branson bắt đầu luyện khả năng nghe của mình và chính điều này góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thành công của ông. Thứ nhất, khả năng này đã cho ông cơ hội để thực sự biết lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, ông đã học bí quyết làm sao để phân tích các thông tin nhận được từ những người khác không những coi đó là những lời khuyên mà còn là những bài học hữu ích.
Luôn có cách để khắc phục những sai lầm nếu bạn biết cách biến chúng thành thế mạnh.
Học cách chấp nhận thất bại
Khi nhắc đến sư nghiệp của những người thành công chúng ta luôn có xu hướng chỉ biết tập trung đến thành quả họ có được sau mỗi nỗ lực, đấu tranh mà quên đi những thất bại họ đã gặp phải. Đó là lý do tại sao rất nhiều người trong chúng ta từ bỏ cố gắng sau khi nếm trải cảm giác thất bại. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thất bại là mẹ đẻ của thành công như hành trình mà Branson đã trải qua để có được thành công.
Richard Branson đã sớm nhận ra rằng thất bại là một phần của hành trình đi đến thành công và chúng ta cần học hỏi để phát triển bản thân và khiến mình mạnh mẽ hơn.
Tạo không khí vui vẻ
Theo Branson, hãy học cách kết hợp công việc và niềm vui thích để cuộc sống trở nên thú vị và bớt căng thẳng hơn. Và bí quyết đó là theo đuổi nghề nghiệp mà mình đam mê. Thành công là một quá trình rèn luyện có chủ ý, sự chăm chỉ và táo bạo đi theo khao khát của bản thân.