Con gái 8 tuổi khỏe mạnh bỗng nhiên bị trầm cảm, người mẹ khóc hối hận vì một việc làm cách đây 5 năm
Sau khi bác sĩ chẩn đoán con gái mắc chứng trầm cảm, vợ chồng chị Vân đã sốc không thể tin được. Làm sao một đứa trẻ 8 tuổi có thể bị trầm cảm cơ chứ?
Đó là câu chuyện buồn của chị Thanh Vân và con gái chị là bé Bống (tên nhân vật được thay đổi). Bống năm nay học lớp 2.
Ngay từ khi bắt đầu vào tiểu học, điểm kiểm tra của Bống đã không được cao như kỳ vọng của bố mẹ.
Tuy nhiên, vợ chồng chị Vân vẫn an ủi nhau rằng, sẽ không đặt áp lực học tập lên con và sau này điểm số của con sẽ được cải thiện.
Thế nhưng vào một ngày, cô giáo chủ nhiệm bất ngờ khuyên chị đưa con đi khám vì con có những biểu hiện lạ, không hòa đồng với các bạn.
Chị Vân liền đưa con đi kiểm tra và sốc nặng khi bác sĩ chẩn đoán con gái bị trầm cảm mức độ nhẹ. Mọi người trong gia đình chị rất ngạc nhiên vì con còn quá nhỏ, tại sao có thể bị trầm cảm được.
"Từ khi sinh ra, Bống đã được mọi người trong gia đình cưng chiều. Ngay cả khi lớn hơn thì Bống vẫn được bố mẹ quan tâm. Đến tuổi đi học thì bố mẹ gửi con đến trường mẫu giáo gần nhà", chị Vân chia sẻ.
Bố mẹ bất ngờ khi con gái 8 tuổi bị trầm cảm. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ hỏi han, chị Vân mới vỡ lẽ. Hóa ra con gái chị bị trầm cảm từ ngày đi học mẫu giáo, cách đây 5 năm.
Con không muốn đi học và khóc mỗi ngày. Thế nhưng vợ chồng chị Vân nghĩ rằng đứa trẻ nào mới đi học cũng có biểu hiện như vậy.
Anh chị đã không để ý đến tâm trạng của con mà ngược lại, rất nghiêm túc trong việc đưa con đến trường. Chị Vân đã khóc vì hối hận.
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều cha mẹ khiến con đến trường trong tâm lý lo lắng, sợ sệt, không hòa đồng được với bạn.
Một phần lý do là trẻ nhút nhát, không thích ứng được nhanh với môi trường mới nhưng phần lớn là do cha mẹ không chuẩn bị tâm lý trước cho con.
Từ câu chuyện của chị Vân, cha mẹ nên làm 4 việc sau để giúp con tự tin đi học mẫu giáo:
1. Điều chỉnh thời gian biểu
Điều chỉnh thời gian ăn, ngủ của con. (Ảnh minh họa)
Khi con ở nhà với ông bà, bố mẹ sẽ có thời gian biểu lộn xộn hơn so với ở lớp. Ví dụ như con có thể ngủ dậy muộn hơn nên giờ ăn cũng bị chậm hơn.
Con có thể lăn ra ngủ bất cứ lúc nào nhưng đôi khi có những trẻ còn không có thói quen ngủ trưa.
Ở lớp mẫu giáo lại khác. Con sẽ được ăn, ngủ đúng giờ. Các con có 2 tiếng ngủ trưa và giấc ngủ này rất quan trọng đối với mỗi đứa trẻ.
Tuy nhiên, do thói quen sinh hoạt ở nhà khác nên khi mới đi học trẻ sẽ khó ngủ. Vì vậy, trước khi gửi con đi nhà học, cha mẹ phải điều chỉnh thời gian biểu ăn ngủ của con.
2. Cho con tự xúc ăn
Dạy con tự lập trước khi đưa con đi học (Ảnh minh họa)
Nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình ở với ông bà thường xót con cháu ăn ít và phải chạy theo đút cho ăn. Nếu trẻ không để tự lập trước khi đi học mẫu giáo sẽ khiến con ăn chậm so với các bạn.
Thực tế trong mỗi lớp học chỉ có 2 đến 3 giáo viên nên việc đút cho từng trẻ ăn mỗi ngày là điều không thể.
3. Tự chăm sóc bản thân
Mẫu giáo là giai đoạn đầu tiên để con bước vào cuộc sống tập thể. Con cần uống nước, đi vệ sinh, ngủ trưa và ăn trong khuôn khổ lớp.
Nếu con không tự chăm sóc bản thân sẽ khó thích nghi với nhịp độ ở lớp. Con sẽ cảm thấy thất vọng khi nhìn các bạn khác.
4. Dạy con bày tỏ ý kiến
Dạy con khi muốn điều gì, hãy bày tỏ ý kiến của mình với giáo viên (Ảnh minh họa)
Mặc dù các giáo viên sẽ chăm sóc cho con chu đáo nhưng cũng không thể lo cho tất cả học sinh trong lớp cùng lúc.
Vì vậy, cha mẹ hãy dạy con nói ra ý kiến của mình với cô giáo.
Tuy nhiên, do lớp học đông nên cô không thể lắng nghe hết các ý kiến của học sinh. Dần dần sẽ khiến con cảm thấy thất vọng vì không được quan tâm.
Để thay đổi tình hình, cha mẹ cần dạy cho con tự tin thể hiện ý kiến của mình và tìm thời gian phù hợp để trình bày với cô.