Con dao 2 lưỡi có tên "Tự do thương mại" đã khiến Ngân sách Việt Nam hụt thu tới cả chục nghìn tỉ đồng trong lĩnh vực này
Theo Tổng cục hải quan, do các hiệp định thương mại mới được ký kết trong năm ngoái, con số mà ngân sách đã hụt thu từ xuất nhập khẩu xăng dầu trong tính đến hết tháng 10/2016 năm nay đã lên tới chục nghìn tỷ đồng
Năm 2015 được coi là “năm của hội nhập”, với việc đã có hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTAs) liên quan đến Việt Nam được ký kết và đi vào hiệu lực.
Rõ ràng, việc theo đuổi FTA là chủ trương đúng đắn khi Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thể hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, từ đó tìm được những bước phát triển nhanh và mạnh hơn.
Thế nhưng, khi những viễn cảnh xa vời trên vẫn còn chưa đến thì ngay vào thời điểm này, ngân sách quốc gia đã phải chịu ảnh hưởng. Cụ thể, ngay mới gần đây, theo ông Lưu Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng cục Hải quan đã cho biết rằng cho đến hết tháng 11 vừa qua, việc thu ngân sách từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu tính từ đầu năm đã bị hao hụt tới chục nghìn tỷ đồng.
Đây hẳn là một con số đủ lớn để ai cũng giật mình. Vậy lý do nào dẫn đến tình trạng này ?
Bên cạnh lý do rằng năm nay xuất khẩu dầu thô vừa giảm về lượng, vừa giảm về giá xuất, ông Tưởng cho biết chính việc các hiệp định thương mại được ký kết thành công trong năm là một nguyên nhân chính.
Doanh nghiệp “chọn chỗ rẻ mà nhập” – lượng nhập xăng dầu từ Hàn Quốc và từ các nước ASEAN tăng đột biến
Các hiệp định thương mại tự do được mở ra đồng nghĩa với các rào cản với hàng hóa nước ngoài ở trong nước sẽ phải được xóa bỏ.
Cụ thể, dưới đây chính là biểu thuế nhập khẩu xăng dầu hiện đang được áp dụng với các nước trong khối ASEAN và với Hàn Quốc – nước mà hiệp định thương mại tự do với Việt Nam mới đây đã bắt đầu có hiệu lực.
Có thể thấy, so với mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), thuế nhập khẩu mặt hàng xăng dầu từ ASEAN hay từ Hàn Quốc vào Việt Nam ở mức thấp hơn nhiều. Thậm chí, ở nhiều mặt hàng doanh nghiệp trong nước sẽ được miễn hoàn toàn thuế nếu nhập hàng từ các quốc gia ASEAN hoặc từ Hàn Quốc.
Kết quả, đã có một sự chuyển dịch trong các đối tác chính xuất khẩu xăng dầu vào Việt Nam.
Nhìn biểu đô có thể thấy rằng một vài thị trường truyền thống xuất hàng vào nước ta như Đài Loan, Trung Quốc đã có cả lượng xuất, cả giá trị xuất xăng dầu vào Việt Nam giảm mạnh. Thậm chí, với đối tác Kuwait, nếu năm 2012 Việt Nam vẫn phải nhập xăng dầu với lượng nhập nhiều thứ 3 từ nước này thì đến năm 2016, chúng ta đã không cần nhập từ đây nữa.
Thay vào đó, các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đã có nhiều "rẻ" hơn từ là khối các nước ASEAN (chủ yếu 3 nước Singapore, Malaysia, Thái Lan) và từ Hàn Quốc
Bắt đầu từ năm 2013, lượng nhập khẩu xăng dầu từ 3 nước ASEAN đã tăng mạnh với tốc độ tăng phi mã mỗi năm (tính trong khoảng 10 tháng đầu các năm thì năm 2014 tăng 22%, năm 2015 tăng 70%, năm 2016 tăng 27%).
Còn với Hàn Quốc, ngay sau khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam với nước này đi vào hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái, thuế nhập khẩu xăng đã được điều chỉnh về mức 10%. Cùng với đó, tất cả các thuế suất cho toàn bộ các mặt hàng khác như dầu diezen, madút, dầu hỏa hay nhiên liệu bay đều về 0% hoặc 5%
Đây phải nói là những mức thuế cạnh tranh nhất trong tất cả các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu vào. Vì thế, không là bất ngờ khi trong năm nay, các doanh nghiệp nội đã quay ra nhập hàng đa phần từ Hàn Quốc.
Hết tháng 10/2016, Việt Nam đã nhập khẩu 1,34 triệu tấn xăng dầu từ Hàn Quốc, tăng tới hơn 5 lần so với cùng kỳ. Không có một thị trường xuất khẩu xăng dầu nào vào Việt Nam mà đạt được sự tăng trưởng như Hàn Quốc.
Kết quả: hụt thu ngân sách từ xuất khẩu xăng dầu lên tới 10.000 tỷ đồng
Tập trung nhập hàng từ các quốc gia với thuế suất ưu đãi cũng có nghĩa là doanh nghiệp nhập hàng sẽ được nộp thuế ít đi, tương ứng với phần giảm đi trong thu ngân sách nhà nước ở mảng này.
Ví dụ, chỉ tính riêng với nhập xăng, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền (trung bình các thị trường) để tính giá cơ sở xăng bán trong nước hiện là 16,22%. Như vậy, nếu năm nay, có một doanh nghiệp nào đó quyết định nhập xăng từ Hàn Quốc thay vì từ các thị trường cũ thì họ sẽ được hưởng lợi từ phần chênh lệch lên đến 6,22%.
Theo Tổng cục Hải quan tính toán, những mức hụt thuế suất như trên chồng chập lại có thể khiến cho con số mà ngân sách hụt thu thuế xuất nhập khẩu so với năm ngoái lên tới khoảng 10.000 tỷ đồng.
Dù lớn nhưng cũng phải nói rằng đây là điều khó mà tránh được khi nước ta quyết định hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đồng nghĩa với sự cạnh tranh cao hơn và lợi ích riêng của quốc gia sẽ bị san sẻ bớt.
Cuối cùng, các chuyên gia cũng dự đoán rằng trong năm 2017 và 2018 tới, mức hụt thu ngân sách từ xăng dầu có lẽ sẽ còn giảm mạnh nữa.
Lý do là trong các năm tới, 2 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Dung Quất sẽ đi vào hoạt động dần dần đến hết công suất, dẫn tới số thu thuế từ xăng dầu thậm chí không cần là 15-16% như hiện nay mà sẽ tiền dần về 0%, tức là chúng ta sẽ không còn thu được một đồng thuế nào từ nhập khẩu xăng dầu nữa.