Cổ tự Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh "đi" và "về" từng an táng các thái giám nhà Nguyễn, biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt

23/01/2022 20:01 PM | Sống

Tổ đình Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh từng xuất gia tu học và cũng là nơi mà Người đã quay về tịnh dưỡng - nằm trên ngọn đồi Dương Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế).

Sáng 22/1/2022, chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, cố đô Huế bỗng trở nên đông đúc hơn bởi dòng người đổ về xếp hàng trong im lặng để tiễn biệt Thiền sư Thích Nhất Hạnh lần cuối.

Tổ đình Từ Hiếu còn được biết đến là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. Sau 40 năm hoằng dượng Phật pháp ở nước ngoài, từ tháng 10/2018, ngài chọn quay lại chốn xưa làm nơi tĩnh dưỡng. Ngài đã viên tịch ngay tại nơi khởi phát lúc 0h ngày 22/1/2022.

Cổ tự Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh đi và về từng an táng các thái giám nhà Nguyễn, biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt - Ảnh 1.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn tổ đình Từ Hiếu làm nơi tịnh dưỡng sau 40 năm hoằng dượng Phật pháp ở nước ngoài

Tổ đình Từ Hiếu từ lâu được biết đến với tên gọi nguyên sơ Am An Dưỡng lập ra vào năm 1843 bởi hòa thượng Tánh Thiên - Nhất Định. Bên cạnh việc thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, chùa từng đón những văn nhân chí sĩ như cụ Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Thượng Hiền, Tôn Thất Hân,… đến đây đàm đạo, tham vấn lý thiền.

Chùa Từ Hiếu vốn là một am tự để tu tại gia có tên là "Thảo Am đường" do hoà thượng Thích Nhất Định lập ra để phụng dưỡng mẹ già.

Cổ tự Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh đi và về từng an táng các thái giám nhà Nguyễn, biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt - Ảnh 2.
Cổ tự Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh đi và về từng an táng các thái giám nhà Nguyễn, biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt - Ảnh 3.
Cổ tự Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh đi và về từng an táng các thái giám nhà Nguyễn, biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt - Ảnh 4.

Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ gió (mộ không có thi hài). Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia.

Trước thực tế các thái giám trong cung chết không có nơi nào để chôn cất, không người thân, không nơi thờ tự, không ai hương khói, thái giám Châu Phước Năng đã kêu gọi quyên góp và ủng hộ để mở rộng "Thảo Am đường".

Việc này được vua Tự Đức và thái hậu Từ Dũ chấp nhận. Cái tên Từ Hiếu được vua Tự Đức ban tặng có nghĩa là "hiếu thuận". Nơi này từ đó là chỗ yên nghỉ cuối của các thái giám hay còn gọi là Chùa Thái Giám.

Toàn bộ khu nghĩa trang của thái giám rộng khoảng 1.000m2, ở ngay chính giữa có tấm bia đá khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám. Khu lăng mộ này được chia làm thành 3 bậc tương ứng với vai trò và sự đóng góp khác nhau của các quan thái giám.

Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ gió (mộ không có thi hài). Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia.

Ở chính giữa của cổng là một tấm bia đá nằm trong một hóc nhỏ ghi lại cuộc đời của các thái giám mà khi đọc lên người đời không khỏi chua xót: "Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi chết thì biết nương nhờ vào đâu? Nhân thấy rằng phía tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng...".

Thời vàng son của nhà Nguyễn đã qua đi, giờ đây khi đến với đất Huế, khách du lịch chỉ đến lăng tẩm, điền đài cung điện, nhiều người vẫn nhớ rõ các gia thoại ly kỳ về "9 chúa 13 vua triều Nguyễn". Tuy nhiên, nhắc đến thái giám và phận đời của họ lại không nhiều người biết đến, chỉ biết có ngôi chùa Từ Hiếu là nơi yên nghỉ cuối cùng của các vị thái giám có đóng góp to lớn trong việc dựng nước ngày xưa.

Theo Hạ Phong

Cùng chuyên mục
XEM