Cổ nhân dạy: Người may mắn thường ít lời, người thông minh không tọc mạch, kẻ trí không hùa theo kẻ biếng nhác!
"Không phải việc của tôi" và "Không phải việc của bạn" có thể giải quyết 80% những rắc rối trong cuộc sống.
Trên mạng có một câu hỏi như này: "Có đạo lý nào mà bạn thấy mình hiểu ra quá muộn hay không?
Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt yêu thích rằng: "Không phải việc của tôi" và "Không phải việc của bạn" có thể giải quyết 80% những rắc rối trong cuộc sống.
Nghe có vẻ hơi trần trụi, nhưng nó nói lên một đạo lý.
không bàn tán, không tọc mạch, không hùa theo người lười, biết đâu là việc mình nên làm đâu là việc mình không nên làm, mới có thể đạt được sự thanh thản trong tâm hồn, sự thanh thản trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
01
"Kinh dịch" nói: "Cát nhân quả ngữ" (Người may mắn thì ít lời)
"Khẩu minh" nói: "Họa tòng khẩu xuất" (Họa từ miệng mà ra)
Có thể thấy việc giữ mồm giữ miệng quan trọng như thế nào, nhưng cuộc đời lại luôn có những kẻ thích buôn chuyện, thích bàn tán sau lưng người khác.
D. giữ chức giám đốc của một công ty thương mai.
Có một lần, trợ lý của D. nói chuyện phiếm với anh về đồng nghiệp cùng công ty.
D. nhìn trợ lý của mình, thẳng thắn nói:
"Em làm việc gì anh cũng rất hài lòng, chỉ có cái tật thích buôn chuyện là anh không hài lòng."
Trợ lý nghe xong gật đầu, D. nói tiếp:
"Em biết vì sao em không tiến bộ nhanh bằng người khác không? Đấy là bởi vì em dành tất cả thời gian để nâng cao bản thân cho việc quan tâm tới chuyện của người khác."
Thích bàn tán là đang tự cản trở sự phát triển của bản thân, suốt ngày chỉ chăm chăm buôn dưa lê bán dưa chuột lại chính là đang hủy hoại tương lai của chính mình.
Trong bộ phim có tên "Women In Beijing", có một cảnh phim như này.
Nhân vật Trần Khả vốn muốn tuyển một thực tập sinh, trong nhóm ứng tuyển, có một cô gái, cái gì cũng ổn, vẻ ngoài nổi bật, tuổi tác phù hợp, tốt nghiệp trường top, là lựa chọn hàng đầu.
Nhưng cô gái ấy lại có một tật xấu, đó là thích nói sau lưng người khác.
Có một lần, cô gái ấy cùng một vài cô gái khác bàn tán về Trần Khả trong nhà vệ sinh, vừa hay chính chủ bắt gặp, vậy là cô gái mất đi cơ hội được nhận.
Hemingway từng nói: "Con người ta mất hai năm học nói, nhưng mất cả đời để học cách im lặng".
Có thể thấy không bàn tán, đặc biệt là không nói sau lưng người khác có vẻ không hề dễ dàng.
Nhưng các cụ nói đúng: "Kẻ hay nói chuyện thị phi chính là kẻ thị phi."
Nếu một người luôn tập trung vào việc bàn tán về người khác, anh ta sẽ không chỉ bỏ lỡ cơ hội cải thiện bản thân mà còn tự đưa mình vào vòng xoáy của thị phi.
Vì vậy, biết giữ miệng và không buôn chuyện thị phi không chỉ là một hình thức kỷ luật bản thân, mà còn là một cách giúp bạn phản công thành công trong cuộc sống.
02
Có người thích tám chuyện, có người lại thích lo chuyện bao đồng, thậm chí là tọc mạch, dường như không chỉ tay năm ngón vào cuộc sống của người khác thì sẽ có lỗi với sự tồn tại của bản thân.
Nhưng có người lại từng nói như này: "Lo chuyện bao đồng, ngược lại rước họa vào thân."
N. có một đồng nghiệp rất thích quản chuyện của người khác tên T.
Người khác có làm gì, T. cũng nhất định phải xen vào một hai câu.
N. mặc một cây bò tới công ty, T. nói: "N. ơi, sao em lại mặc những đồ rẻ tiền như thế?"
N. có bạn trai, ngày cả tổ liên hoan, cô dẫn bạn trai tới ra mắt mọi người, trước mặt mọi người, T. nói: "Con gái bây giờ yêu đương là phải cẩn thân vào, ai biết người ta sau lưng là người như nào đâu!"
Câu nói làm N. đứng hình, bạn trai trách móc hỏi có phải N. nói gì không tốt về anh với đồng nghiệp hay không.
Cứ như vậy, trong một khoảng thời gian, quan hệ giữa N. và T. trở nên xấu đi.
N. mới đi làm được 2 năm, làm gì có tiền mà toàn dùng đồ hàng hiệu; N. cũng biết ngoại hình mình bình thường, bạn trai cũng là bạn lâu năm rồi mới chuyển sang yêu đương.
Còn T. lại cứ thích "đâm chọc" vào đúng nỗi đau của người khác thì mới vừa lòng.
Không lo chuyện bao đồng, không tọc mạch, hay đi quá sâu vào việc riêng của người khác, nó là biểu hiện của EQ cao, cũng cho thấy một người hiểu chuyện hay không.
Thực ra, có những chuyện, bạn cho rằng là tốt nhưng với người khác lại không có chút giá trị; bạn tưởng nó là xấu, nhưng với người khác nó lại đáng ngàn vàng.
Tôn trọng lựa chọn của người khác, đây là cái "độ" trong các mối quan hệ, đồng thời cũng là một kiểu EQ.
Dickens từng nói: "Phép lịch sự tốt nhất là đừng bận tâm đến việc riêng của người khác".
Con người giao tiếp với mọi người phải biết cách "giữ khoảng cách", tình bạn mới có thể tồn tại lâu dài.
03
Ở cùng với người lười biếng, bạn cũng sẽ trở nên làm biếng, thích phàn nàn.
Phong là một điển hình cho việc này.
Hai năm sau khi tốt nghiệp, khi gặp lại Phong, bạn bè đều nhận thấy cậu ấy đã thay đổi rất nhiều.
Phong vốn là một người rất nhiệt tình, ở cậu ấy luôn toát lên sự lạc quan và tích cực.
Nhưng hiện tại, Phong rất hay phàn nàn, không nói chuyện gia đình của đồng nghiệp này thì lại nói lãnh đạo thiển cận…
Ban đầu bạn bè cũng không nghĩ gì nhiều, nhưng lâu dần, lần nào gặp nhau cũng chỉ quanh đi quẩn lại hai câu chuyện như vậy.
Thì ra, sau khi tốt nghiệp, nghe theo sắp xếp của gia đình, Phong lựa chọn một công việc theo đúng nghĩa "tiền nhiều, việc ít, gần nhà", xung quanh cũng toàn người vừa làm vừa đợi nghỉ hưu.
Là một nhân viên cơ sở, hầu như hàng ngày việc của Phong chỉ có uống trà, đọc báo, nói chuyện tán phét với đồng nghiệp, đủ chuyện trên trời dưới biển, đủ chuyện nhà người này công ty cậu kia, lúc thì lãnh đạo chưa đủ giỏi, khi thì đồng nghiệp kia nịnh hót…
Dần dần, cuộc sống đi làm của Phong cũng bị đóng khung như vậy.
Một khoảng thời gian sau, dưới sự giúp đỡ của bạn bè, cậu ấy đột nhiên "vỡ mộng", cảm thấy nếu cứ tiếp tục như vậy thì không ổn.
Cậu ấy bắt đầu né những đồng nghiệp rảnh rỗi khác một cách có ý thức, bắt đầu đọc sách, thi kĩ năng, thay đổi cách làm việc…
Dần dần, Phong dần lấy lại được sự tích cực tiến lên của ngày xưa, không còn chỉ biết cắp cặp đế công ty, buôn chuyện rồi lại sách cặp về nữa.
Người xưa thường nói, rảnh rỗi thì sinh nông nổi.
Bạn ở cạnh người ra sao, bạn sẽ trở thành người như vậy.
Không hùa theo những người lười biếng, đó là sự tự giác kỷ luật cao nhất của một người.
Bởi lẽ một cuộc sống quá nhàn rỗi thực ra cũng không phải chuyện tốt.
Mỗi ngày, có việc để làm, có người để yêu, làm việc nghỉ ngơi điều độ, cuộc sống mới đặc sắc, mới có ý nghĩa.
Theo Toutiao