Cỗ máy với công nghệ "độc nhất" đằng sau “siêu hầm cao tốc” dài nhất thế giới ở Trung Quốc

14/07/2023 10:40 AM | Kinh tế vĩ mô

Trung Quốc đã sử dụng loạt công nghệ tân tiến nhất để xây dựng “siêu hầm cao tốc” dài nhất thế giới.

Cỗ máy với công nghệ "độc nhất" đằng sau “siêu hầm cao tốc” dài nhất thế giới ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Dự án đường hầm Tianshan Shengli trên Đường cao tốc Wuwei, Tân Cương hiện là đường hầm cao tốc dài nhất thế giới.

Đường hầm Tianshan Shengli với tổng chiều dài 22,1 km. Đường hầm áp dụng phương pháp xây dựng ba lỗ và bốn trục dọc, tận dụng lợi thế đào nhanh của cỗ máy đào sử dụng công nghệ TBM.

Công nghệ này được sử dụng để phụ trợ cho các đường hầm chính, và hiện thực khoan đường hầm siêu dài trong thời gian siêu ngắn, dự kiến sẽ tiết kiệm thời gian xây dựng khoảng 5 năm. Công nghệ TBM lần đầu tiên được áp dụng trong xây dựng hầm đường cao tốc tại Trung Quốc.

Máy TBM là máy đào đường mới đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp phun áp lực kết hợp với các ứng dụng thông minh kết nối mạng 5G , toàn bộ máy dài khoảng 282 mét, nặng khoảng 2000 tấn, kích thước tiết diện đào là 8430mm. Máy TBM có thể làm việc trong môi trường địa chất phức tạp nhất.

Máy TBM có thể thực hiện việc đào an toàn, thân thiện với môi trường, nhanh chóng và hiệu quả dưới nhiều tầng lớp địa chất phức tạp khác nhau. Đồng thời, cỗ máy này có khả năng tuyệt vời như mức độ tự động hóa cao, khả năng thích ứng địa chất mạnh mẽ và tốc độ xây dựng nhanh.

Do địa điểm xây dựng nằm ở khu vực không có người ở, cao, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và địa chất phức tạp, có cường độ địa chấn cao… khiến việc thi công đường hầm gặp nhiều rủi ro, vô cùng khó khăn.

Vì vậy, Trung Quốc đã xây dựng một số giải pháp thông tin và sử dụng các công nghệ 5G như ứng dụng hệ thống định vị nhân sự, thiết bị lái xe không người lái, phân tích cảm biến để cố gắng hoàn thành đường hầm Tianshan Shengli trong thời gian ngắn nhất với chất lượng cao nhất.

Sử dụng 5G để truyền tín hiệu cùng với các màn hình lớn trong phòng dự án và trụ sở chính có thể nhận dữ liệu như thông tin định vị nhân sự, thông tin quỹ đạo và hình ảnh xây dựng trong thời gian thực. Từ đó, cho phép nhân viên quản lý mặt đất giám sát việc thi công đường hầm.

Với công trình đường hầm này, các ứng dụng được tích hợp với hệ thống thông tin xây dựng đường hầm đã hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thông minh của Trung Quốc.

Dự án xây dựng thông minh của đường hầm cao tốc Tianshan Shengli đã được Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc vinh danh nhờ ứng dụng nhiều công nghệ sản xuất thông minh khác nhau trong quá trình xây dựng đường hầm.

Theo Minh Tiến

Cùng chuyên mục
XEM