Cơ hội từ FDI, các hiệp định quốc tế và bài toán phát triển BĐS bền vững

07/10/2020 17:30 PM | Kinh doanh

Chịu ảnh hưởng chung từ dịch COVID-19 nhưng nhờ khả năng phục hồi nhanh thị trường Việt Nam mở ra nhiều cơ hội thu hút FDI. Cùng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

Với lợi thế kiểm soát dịch tốt và khuyến khích mở rộng đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang nỗ lực thu hút nguồn vốn FDI dài hạn để làm bàn đạp cho nền kinh tế hậu COVID-19. Chỉ số GDP duy trì tăng trưởng đều trên mức 6% và là quốc gia ASEAN duy nhất tăng trưởng dương trong năm 2020, Việt Nam được các nhà phân tích đánh giá là nền kinh tế có nhiều lợi thế hơn so với các nước trong khu vực. Từ môi trường đầu tư hấp dẫn, chính trị ổn định đến vị trí "cửa ngõ" thuận lợi giao thương, thị trường Việt Nam đang mở ra viễn cảnh đầy hứa hẹn doanh nghiệp Việt nung nấu ý định bứt phá, chuyển mình mạnh mẽ với sự hỗ trợ đắc lực của dòng vốn FDI.

Nhờ việc thực hiện tốt "mục tiêu kép" – vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy là một nền kinh tế hấp dẫn và tăng trưởng ổn định, đặc biệt khi trong khu vực đang xuất hiện làn sóng dịch chuyển đầu tư và đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Tuy thu hút lượng FDI rất lớn, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập.

Thứ nhất là việc đồng bộ phát triển kinh tế ở từng vùng miền. Vốn FDI chỉ tập trung phân bổ vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và các khu kinh tế, khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố có hạ tầng tốt. Vấn đề tiếp theo là bất cập ở khâu ban hành chính sách. Việc thiếu nhất quán giữa mục tiêu, ưu đãi và biện pháp thực hiện khiến hiệu quả đầu tư bị sụt giảm, gián tiếp làm chậm trễ các kế hoạch được đề ra. Ngoài ra, Việt Nam còn thiếu lao động trình độ cao. Việc tập trung nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động không chỉ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng mà còn tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước lân cận. "Gỡ rối" được ba thách thức trên sẽ giúp Việt Nam có chiến lược vững mạnh và minh bạch trên con đường hội nhập.

Đồng thời, nền kinh tế - xã hội liên tục chuyển biến nhờ sự "góp mặt" của những Hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra nhiều cơ hội thu hút FDI mới. Với việc tham gia hiệp định EVFTA, CPTPP và những FTA khác, Việt Nam tiếp tục hưởng lợi trong xuất khẩu và trở thành thị trường hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, chiến lược "Trung Quốc + 1" kéo theo xu hướng đa dạng hoá địa điểm khi các tập đoàn lớn dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang quốc gia khác mà Việt Nam có được những lợi thế vượt trội như giao thương gần, chi phí sản xuất rẻ...

Tuy nhiên, làn sóng hội nhập cũng mang lại nhiều yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng cũng như tác động đến môi trường. Hội nhập cần song hành với phát triển toàn diện, bền vững; tránh mở cửa ồ ạt. Doanh nghiệp Việt phải đổi mới tư duy, ưu tiên các giải pháp bền vững, công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế áp lực lên môi trường trong nước và thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

Nắm bắt được điều này, trong lĩnh vực bất động sản, một số doanh nghiệp đang nỗ lực cách mạng hoá thị trường nhà ở Việt Nam với khát vọng xây dựng nền tảng vững chắc cho xã hội. Trong đó, EZLand là một trong những nhà phát triển đáng chú ý với mục tiêu theo đuổi bất động sản bền vững.

Dựa trên nguồn vốn từ Quỹ AHF, EZLand hướng đến phân khúc căn hộ chất lượng với giá hợp lý. Các dự án được xây dựng dựa trên cảm hứng phong cách châu Âu hiện đại, đề cao tính công năng và đáp ứng các tiêu chí "xanh" trong thiết kế và thi công. Với quyết tâm phủ "xanh" toàn bộ danh mục đầu tư, EZLand là một trong số rất ít nhà phát triển tại Việt Nam đạt chứng nhận EDGE Champion của IFC (thành viên của Tổ chức Ngân hàng Thế Giới). Theo đó, hệ thống đánh giá này đảm bảo công trình tiết kiệm điện, nước và năng lượng hàm chứa trong vật liệu tối thiểu 20%, qua đó tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên cho dự án.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, xu hướng công trình xanh đã có từ rất lâu. Điều này mang đến không gian sống trong lành cho cư dân và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập, EZLand luôn tập trung vào các tiêu chí bền vững trong thiết kế và xây dựng để tạo nên những công trình thân thiện với môi trường, đồng thời góp phần thay đổi nhận thức và xây dựng cộng đồng dân cư văn minh.

Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải thực sự tâm huyết và có chiến lược cụ thể, dài hạn bởi thách thức về mặt chi phí và mức độ nhận biết của khách hàng. Trong bối cảnh hậu COVID-19, việc đầu tư vào dự án căn hộ "xanh" được xem là chiến lược đúng đắn khi vừa đảm bảo giá trị lâu dài cho khách hàng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phân khúc căn hộ giá tầm trung vốn ít bị tác động do dịch. Do đó, thị trường bất động sản tầm trung trong giai đoạn này sẽ là "sân chơi" của những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, tạo ra sự đổi mới trong sản phẩm và có những tác động tích cực cho môi trường sống, góp phần đưa thị trường hoạt động ổn định sau dịch.

Với tầm nhìn mang đến những giá trị mới cho ngành Bất động sản tại Việt Nam, EZLand đang từng ngày nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp trong việc vận hành cũng như phát triển sản phẩm nhằm hướng đến cộng đồng thông qua các dự án mang tính bền vững. Đó cũng là cách mà doanh nghiệp này thể hiện trách nhiệm với xã hội theo mô hình "Công dân Doanh nghiệp", góp phần mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho người Việt.

Cơ hội từ FDI, các hiệp định quốc tế và bài toán phát triển BĐS bền vững - Ảnh 1.

Dự án căn hộ của EZLand tại quận 9, TP.HCM

Ánh Dương

Từ khóa:  bất động sản
Cùng chuyên mục
XEM