Cô giáo cắt tóc cho học trò, bị phụ huynh đòi bồi thường hơn 70 triệu, nghe lý do mà không thể thông cảm nổi!

10/02/2022 09:33 AM | Sống

Vì cắt tóc cho học trò mà cô giáo này bị đòi bồi thường số tiền khủng.

Cha mẹ nào cũng mong con mình được giáo dục tốt nhất để trở thành một người giỏi giang, có thể đem lại niềm tự hào cho gia đình. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ có lối suy nghĩ rất lạc hậu, thậm chí mê tín, như vậy sẽ khiến con cái hình thành thế giới quan và giá trị sai lầm, không những không giáo dục được con cái mà còn ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ.

Một cô giáo tiểu học tên Tiểu Mỹ tại Trung Quốc gần đây đã vướng phải vào một cuộc tranh cãi không đáng có với phụ huynh của một học sinh. Cô bé này năm nay đã lên 10 tuổi. Trong lúc chơi đùa ở lớp. em vô tình để keo tạo bọt dính lên tóc. Vì thấy chùm tóc bị bám cứng ngắc vào với nhau cùng gương mặt khó chịu của học trò nên cô giáo đã quyết định giúp đứa trẻ cắt phần tóc này đi. 

Sau khi cắt tóc, đứa trẻ trở về nhà nhưng ông bố lại có phản ứng gay gắt. Theo đó, người này đã yêu cầu nhà trường hoàn lại học phí và đòi tiền bồi thường lên tới 20.000 nhân dân tệ (khoảng hơ  71 triệu đồng), nếu không thì cô giáo phải tìm cách để tóc của con gái mình trở về nguyên vẹn như cũ.

Cô giáo cắt tóc cho học trò, bị phụ huynh đòi bồi thường hơn 70 triệu, nghe lý do mà không thể thông cảm nổi! - Ảnh 1.

Theo lời kể của cô Tiểu Mỹ, lọ kẹo là của học trò mang đến lớp, ngay khi thấy đứa trẻ nghịch cô đã vộ thu lại ngay và trả lại vào cuối giờ nhưng không ngờ em đã làm keo dính lên tóc ngay sau đó. Loại keo này rất khó làm sạch và gỡ ra nên sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy khó chịu. Khi cắt tóc cho cô bé, giáo viên đã gọi điện về gia đình và nhận được sự đồng ý của bà nội, trong lúc cắt tóc học trò cũng không phản đối gì.

Dù vậy, ông bố cho rằng giáo viên đã tự quyết định, không trao đổi với đứa bé là biểu hiện rất thiếu trách nhiệm. Sở dĩ ông bố nổi đóa như vậy vì ở quê của họ có quan niệm nếu cắt tóc cho đứa trẻ thì phải tổ chức tiệc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình.

Tuy cuộc sống ngày càng văn minh nhưng một số vùng vẫn còn lưu giữ một số hủ tục lạc hậu, điển hình như quan niệm mà ông bố này đã đề cập. Cha mẹ là người thầy tốt nhất cho con cái, con cái sống và quan sát cha mẹ hàng ngày, lời nói và việc làm của cha mẹ sẽ được con cái nhìn thấu. Nếu cha mẹ luôn vô lý hoặc có những suy nghĩ mê tín dị đoan thì con cái sau này rất có thể sẽ học những điều này.

Cô giáo cắt tóc cho học trò, bị phụ huynh đòi bồi thường hơn 70 triệu, nghe lý do mà không thể thông cảm nổi! - Ảnh 2.

Tuổi thơ là giai đoạn quan trọng để phát triển tính cách, nếu cha mẹ không làm tốt vai trò làm gương cho con trong thời điểm này sẽ dẫn đến những khiếm khuyết về tính cách của trẻ, sau này rất khó sửa chữa. Vì vậy, muốn con ngày càng tốt hơn thì trước hết phải tự nhìn lại bản thân, loại bỏ đi những quan niệm lệch lạc, cổ hủ để làm gương tốt cho con.

1. Đừng kén chọn: Một số cha mẹ kén chọn, thường đưa ra những lựa chọn khắt khe, bác bỏ những ý kiến hay việc làm của mọi người xung quanh một cách vô lý về cách giáo dục con. Nếu giáo dục con theo cách cực đoan thế này rất nguy hiểm cho sự phát triển của đứa trẻ. Cha mẹ hãy có cái nhìn bao quát hơn từ đó đưa ra những lựa chọn, quyết định bớt khắt khe..

2. Liên tục tìm hiểu về các phương pháp nuôi dạy con cái: Cuộc sống ngày nay đã thay đổi rất nhiều, mức sống ngày càng được nâng cao do đó suy nghĩ của con người cũng nên thay đổi theo vận động của xã hội. Cha mẹ dù ở thời đại nào cũng không nên dùng phương pháp cũ để nuôi dạy con cái, không nên mê tín dị đoan, phải liên tục tìm hiểu và cập nhật về cách nuôi dạy con cái thì mới có thể giáo dục đứa trẻ một cách tốt nhất.

3. Không cố chấp, ép buộc trẻ: Một số cha mẹ cho rằng mình là người bảo vệ con cái, con cái phải nghe theo lời mình và luôn giữ thái độ "bề trên" . Thực tế, con cái không thích những bậc cha mẹ như vậy, họ sẽ tạo ra khoảng cách với những đứa trẻ. Cha mẹ đừng nên áp đặt mà hãy xem những đứa trẻ như những người bạn. Cách làm này có thể giúp bạn hiểu hơn về trẻ, từ đó giúp bạn tìm ra cách kết nối, giáo dục con tốt hơn.

Theo BOB V

Cùng chuyên mục
XEM