Cô gái muốn mua ghế massage tặng sinh nhật bố ruột, nhưng đòi bạn trai phải chia đôi tiền: CĐM kết luận cô này quá THAM!
Có rất nhiều người muốn thể hiện lòng hiếu thảo của mình thông qua việc ràng buộc đạo đức với người khác. Hành vi này thực chất là một loại lòng tham. Là bởi, muốn có danh tiếng tốt trong khi vẫn giữ được sự thoải mái và tự do cho bản thân mà không phải hy sinh quá nhiều.
01
Cách đây vài ngày, một cô gái cãi nhau với bạn trai vì món quà sinh nhật của bố mình. Sinh nhật của bố cô gái là vào cuối tháng. Cô gái nghĩ bố mẹ thường xuyên bị đau lưng nên muốn tặng họ một chiếc ghế massage để nếu bố mẹ cảm thấy không khỏe thì có thể thư giãn, giảm đau. Cô chọn một chiếc ghế massage có giá 20 triệu, nghĩ rằng mình có thể mua nó cùng với bạn trai, anh ấy sẽ góp 14 triệu và cô sẽ góp 6 triệu. Sau đó, cô sẽ nói với bố mẹ rằng họ cùng nhau mua nó, việc này sẽ để lại ấn tượng tốt với bố mẹ cô.
Cô nói với bạn trai rằng hôm nay là sinh nhật của bố và dự định mua một chiếc ghế massage để bạn trai cũng có thể thể hiện tấm lòng của mình.
Ban đầu, người bạn trai không hiểu ý của bạn gái, nghĩ rằng bạn gái chỉ muốn anh tặng cho bố một món quà. Anh cân nhắc việc tặng bố cô một chiếc dao cạo râu, thắt lưng, quần áo hoặc những thứ tương tự. Sau đó, cô gái nói ra suy nghĩ của mình và muốn bạn trai chi ra phần lớn hơn, nhưng không có con số cụ thể nào được đưa ra. Khi bạn trai hỏi số tiền cụ thể, người bạn gái vẫn nói: "Tùy anh thôi".
Người bạn trai có chút mất kiên nhẫn, bày tỏ suy nghĩ của mình, cho rằng ở hiện tại, tặng những thứ như chiếc dao cạo râu, thắt lưng hoặc những thứ tương tự là hợp lý.
Cô gái bắt đầu tức giận, cảm thấy bạn trai đang tính đến chuyện chia tay. Người bạn trai vẫn nói có thể tặng quà nhưng muốn tự mình chọn. Cô gái bắt đầu phàn nàn, kể lể rằng bố mẹ sẽ sử dụng ghế massage thường xuyên và khi sử dụng sẽ nghĩ rằng bạn trai của cô mua nên sẽ có ấn tượng tốt đẹp, như vậy cũng sẽ có lợi cho việc cưới xin sau này.
Cô gái chốt lại bằng một câu: "Em đang nghĩ cho tương lai của hai đứa mình." Lúc này, người bạn trai một lần nữa bày tỏ sẵn sàng trả 8 triệu, nhưng cô gái tức giận và nhấn mạnh rằng mình có đủ khả năng nên không cần anh.
Cô gái bối rối không biết mình làm như vậy có gì quá đáng và hỏi mọi người, vấn đề của cô có thực sự lớn đến vậy không?
02
Rất nhiều người đều đứng về phía của người bạn trai cô. Mọi việc đều là do cô tự cho mình là đúng, bản thân cô cũng không làm rõ lập trường của mình ràng buộc người bạn trai của mình với tâm lý "em là vì muốn tốt cho anh", và khi sự việc không theo đúng ý mình, cô gái lại ràng buộc người bạn trai với tâm lý "em có thể tự lo được".
Tôi nhớ đến người đàn ông từng nhờ người bạn gái điều hành một nhà hàng tổ chức tiệc sinh nhật miễn phí cho bố của anh ấy.
Gia đình chàng trai gọi đồ ăn và đồ uống, giá khoảng 2 triệu một bàn, tổng cộng có 40 bàn.
Cô gái ban đầu không biết mình sẽ tổ chức miễn phí cho bạn trai mà chỉ biết họ muốn tổ chức tiệc sinh nhật, cô cũng hết sức tâm huyết cho việc này.
Không ngờ, trước bữa tiệc sinh nhật ba ngày, người bạn trai nói với cô gái rằng anh hy vọng nhà gái có thể tổ chức tiệc miễn phí cho bố anh, để bố anh rất vui.
Sau khi biết chuyện, cô gái đã kiên quyết từ chối.
Người bạn trai không từ bỏ việc thuyết phục bạn gái, không ngừng nhấn mạnh rằng nếu cô gái làm được điều này thì bố anh sẽ rất vui và hài lòng với cô gái sau khi họ kết hôn. Tuy nhiên, cô gái vẫn rất cứng rắn, không đồng ý với yêu cầu vô lý này.
03
Trong cuộc sống, những trường hợp như vậy có lẽ không phải là ít.
Chẳng hạn, người chồng nói với vợ rằng mẹ tuổi đã cao nên không muốn để mẹ làm việc nhà, anh chỉ mong vợ làm việc mà không nhận ra rằng mình cũng có tay chân để làm việc.
Tương tự như trường hợp của cô gái, cô muốn bố mẹ có một chiếc ghế massage cho thoải mái nhưng lại không muốn chi nhiều tiền nên định nhờ bạn trai gánh phần lớn chi phí cho mình. Và nó cũng giống như người bạn trai nhờ bạn gái tổ chức một bữa tiệc miễn phí.
Có rất nhiều người muốn thể hiện lòng hiếu thảo của mình thông qua việc ràng buộc đạo đức với người khác. Hành vi này thực chất là một loại lòng tham. Tại sao đây lại là một loại lòng tham?
Muốn có danh tiếng tốt trong khi vẫn giữ được sự thoải mái và tự do cho bản thân mà không phải hy sinh quá nhiều, đây lẽ nào không phải một loại tham lam.
Kiểu hiếu thảo này chẳng phải rất nực cười ư? Hai người bên nhau có thể chia sẻ gánh nặng và giúp chăm sóc cha mẹ của nhau, nhưng mỗi một cá nhân đều không thể và cũng không nên trốn tránh những nghĩa vụ mà lẽ ra mình cần và muốn gánh vác.
Lòng hiếu thảo chân chính phải là sự thấu hiểu từ tận đáy lòng, phải cố gắng hết sức để báo đáp cha mẹ bằng những hành động thiết thực để cha mẹ được an hưởng tuổi già. Thay vì nói với người khác rằng "người làm cha làm mẹ không hề dễ dàng" và mong người khác làm gì đó cho cha mẹ mình.