Có 2 con trai là tiến sỹ ở Mỹ, ngỡ sau khi nghỉ hưu tôi sẽ được đỡ đần, nhưng phản ứng của chúng khiến tôi ‘mất ăn mất ngủ’: Lòng hiếu thảo chẳng liên quan tới học vị!

22/11/2023 10:54 AM | Sống

Sắp tới lúc nghỉ hưu, tôi nghĩ mình có thể tận hưởng cuộc sống tuổi già nhàn nhã. Tuy nhiên, trong một cuộc trò chuyện video gần đây với các con, tôi vô tình nhắc đến vấn đề chi phí sinh hoạt sau khi nghỉ hưu, nhưng phản ứng của chúng khiến tôi khá bất ngờ.

Tôi tên Lý Anh, năm nay tôi 68 tuổi. Sự nghiệp 40 năm làm giáo viên dạy tiếng Trung cấp hai của tôi sắp kết thúc và tôi sẽ chính thức nghỉ hưu sau vài tháng nữa, không tham gia dạy thêm bất cứ lớp học nào. 

Hai người con trai của tôi hiện đều đang định cư tại nước ngoài. Con trai cả, A Cường định cư ở Mỹ sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ, hiện đã nhập quốc tịch Mỹ và đang làm kỹ sư phần mềm trong một công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, sự nghiệp suôn sẻ. Con dâu lớn cũng từng du học ở Mỹ và hiện đang là giáo viên một trường trung học cơ sở. Hai đứa đã kết hôn được 12 năm và có một cô con gái 7 tuổi, cháu gái yêu quý của tôi.

Con trai út tên A Cương, kém anh trai Cường 5 tuổi, cũng học tiến sĩ ở Mỹ và hiện là phó giáo sư khoa hóa học của một trường đại học. Con dâu thứ hiện cũng làm nghiên cứu tại cùng trường đại học. Cả hai có hai đứa con trai kháu khỉnh.

Các con đều đang sống tốt ở Mỹ, có sự nghiệp thành đạt và cuộc sống sung túc. Là một người mẹ, tôi tự hào và hạnh phúc thay cho các con. Tôi cũng thường xuyên giữ liên lạc với các cháu qua video, được nhìn thấy khuôn mặt các cháu là niềm vui lớn nhất đối với tôi trong những năm tháng tuổi già.

Sắp tới lúc nghỉ hưu, tôi nghĩ mình có thể tận hưởng cuộc sống tuổi già nhàn nhã. Suy cho cùng, các con đều thành đạt trong sự nghiệp, tôi chắc chắn có thể sống một cuộc sống mà không gặp bất kỳ khó khăn gì về tài chính.

Tuy nhiên, trong một cuộc trò chuyện video gần đây với các con, tôi vô tình nhắc đến vấn đề chi phí sinh hoạt sau khi nghỉ hưu, nhưng phản ứng của chúng khiến tôi khá bất ngờ.

Hai con đều là nghiên cứu sinh  tiến sĩ ở Hoa Kỳ, những tưởng sau khi nghỉ hưu sẽ có cuộc sống nhàn nhã, không lo đến chuyện tiền bạc, vậy nhưng phản ứng của hai con khiến tôi bất ngờ - Ảnh 1.

"Mẹ, lương hưu của mẹ không đủ ư? Có khó khăn lắm không?" Cường cau mày, vẻ mặt lo lắng hỏi tôi.

Tôi cười khổ: "Lương hưu của giáo viên mỗi tháng chỉ có 2 đến 3 nghìn tệ (khoảng 7 -10 triệu đồng), trừ đi chi phí sinh hoạt ở thành phố, còn lại cũng không đủ."

"Mẹ, mẹ dự định ra sao? Có muốn chúng con hàng tháng chuyển cho mẹ một chút tiền để trợ cấp chi phí sinh hoạt cho mẹ không?" Cường cũng quan tâm hỏi.

Khi câu nói của con, tôi cảm thấy một cảm giác cay đắng trong lòng. Thì ra nếu tôi không chủ động nêu ra thì các con cũng không có ý định tính đến cuộc sống hưu trí của tôi. Tôi nuôi nấng, đầu tư phần lớn sức lực, tiền bạc của mình vào chúng, để chúng có thể học tập ở Mỹ, đạt được thành công trong cuộc sống, nhưng đổi lại lại là sự bất lực trong những năm tháng tuổi già.

"Không sao đâu, các con đều bận rộn, mẹ có thể tự tìm cách giải quyết." Tôi giấu nỗi đau trong lòng, bất đắc dĩ mỉm cười.

Đêm hôm đó, tôi bị mất ngủ. Đủ loại suy nghĩ hỗn loạn cứ quay cuồng trong đầu.

Tôi nghĩ lại về công việc giáo viên trong hơn 40 năm qua. Để các con được hưởng nền giáo dục tốt nhất, tôi làm thêm giờ quanh năm và đầu tư toàn bộ thu nhập của mình vào việc học của chúng. Để con được đi du học, tôi bán căn nhà cũ duy nhất của mình và tiêu hết tiền tiết kiệm. Tôi chưa bao giờ hối hận về những gì mình bỏ ra cho chúng, và cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng đền đáp bất cứ điều gì. Chỉ là khi nghĩ tới cuộc sống tuổi già không nhận được trợ cấp, tôi cảm thấy có chút tủi thân.

Tôi lại nghĩ về người chồng quá cố của mình. Chồng tôi mất bệnh tật đã 10 năm và không để lại cho tôi nhiều tài sản. Trong nhiều năm, tôi phải dựa vào đồng lương dạy học ít ỏi và khoản thừa kế nhỏ của chồng để trang trải cuộc sống. Hiện tại tài sản của tôi đã cạn kiệt.

2 giờ sáng, tôi mệt mỏi đứng dậy, lo lắng đi đi lại lại trong phòng. Tôi tính toán số tiền lương hưu hàng tháng của mình, rồi nghĩ đến những khoản chi tiêu khác nhau trong cuộc sống, cân đo đong đếm. Tôi nghĩ đến phản ứng của bọn trẻ hôm nay và biết rằng chúng sẽ không chủ động chu cấp chi phí sinh hoạt cho tôi. Trái tim tôi dần dần chìm xuống đất. 

Hai con đều là nghiên cứu sinh  tiến sĩ ở Hoa Kỳ, những tưởng sau khi nghỉ hưu sẽ có cuộc sống nhàn nhã, không lo đến chuyện tiền bạc, vậy nhưng phản ứng của hai con khiến tôi bất ngờ - Ảnh 2.

Sáng sớm hôm sau, tôi gửi tin nhắn cho các con, nói rằng tôi muốn trò chuyện video với chúng về việc ngày hôm qua. Một lúc lâu sau, Cường gọi video về cho tôi.

"Mẹ, mẹ muốn nói gì?" Cường nở nụ cười lễ phép.

Tôi lấy hết dũng khí nói: "Con trai, tháng sau mẹ sẽ nghỉ hưu. Con cũng biết lương hưu của giáo viên không được bao nhiêu. Con và em có thể chu cấp cho mẹ một ít chi phí sinh hoạt hàng tháng được không?"

"Mẹ, mẹ nói những lời này là không tin chúng con rồi. Chúng con cũng phải chi rất nhiều chi phí hàng tháng, mẹ muốn chúng con mỗi tháng chuyển tiền cho mẹ, con sợ là không được!"

Hai mẹ con nói chuyện qua lại, câu chuyện bỗng trở nên căng thẳng hơn. Sau đó chúng tôi cúp máy và sự việc vẫn chưa đi tới đâu.

Sau đó tôi gọi điện cho cậu con trai thứ hai, lý do là hai đứa vừa mua nhà, không để ra được nhiều nên cũng chưa thể chu cấp được cho mẹ.

Tôi buồn bã cúp máy và cũng không nhắc lại chuyện này.

Vài ngày sau, cậu trai cả gọi điện về nói xin lỗi và hứa sẽ chu cấp sinh hoạt phí cho tôi hàng tháng. Cậu thứ hai sau đó cũng gọi về và nói điều tương tự. Còn nói tháng sau sẽ về nước gặp tôi.

Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt, một sự ấm áp dâng lên trong lòng tôi. Có lẽ các con vẫn hiểu, và những nỗ lực của tôi trước đó không hoàn toàn vô nghĩa.

Sự việc được giải quyết, tôi cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái hơn nhiều và bắt đầu chăm sóc bản thân và căn nhà của mình. Tôi tin rằng các con sẽ thực hiện lời hứa và hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng cho tôi. Điều này đã cho tôi một tia hy vọng.

Cứ như vậy, tôi bắt đầu cuộc sống hưu trí của mình một cách yên bình. Chi phí sinh hoạt hàng tháng của tôi đã được giải quyết, tôi không còn phải lo lắng về tiền bạc. Tôi bắt đầu sống cuộc sống hưu trí một cách tích cực. Buổi sáng tôi đi dạo công viên và tập thể dục. Buổi trưa làm một bữa trưa đơn giản. Buổi chiều tôi đến thư viện đọc sách hoặc học chơi mạt chược, tối về trò chuyện với các cháu.

Một tháng sau, hai đứa con trở về nước để gặp tôi như đã hẹn. Đoàn tụ gia đình là niềm an ủi ấm áp nhất đối với tôi trong những năm tháng tuổi già.

Hai con đều là nghiên cứu sinh  tiến sĩ ở Hoa Kỳ, những tưởng sau khi nghỉ hưu sẽ có cuộc sống nhàn nhã, không lo đến chuyện tiền bạc, vậy nhưng phản ứng của hai con khiến tôi bất ngờ - Ảnh 3.

Một ngày nọ, Cường gọi điện video và nói với tôi rằng chúng sắp bán căn nhà ở Hoa Kỳ và chuẩn bị chuyển về nước. Con trai nói muốn cho các con về nước học tập và cũng muốn dành nhiều thời gian với tôi hơn. Tôi mừng đến không nói nên lời.

Cuộc sống giống như một vòng tuần hoàn, thăng trầm có lẽ không bao giờ dừng lại. Tôi từng nghĩ con cái sẽ bỏ rơi mình, từng oán hận, nhưng thực ra tất cả đều là do tôi hoài nghi và thiếu hiểu biết cũng như sự tin tưởng. Hiện tại gia đình quây quần bên nhau, tôi rất mãn nguyện với cuộc sống tuổi già của mình.

Tôi thường nói với các con rằng cha mẹ phải có tấm lòng rộng lượng, cần nhân hậu và bao dung. Cũng đã có những lúc trong cuộc sống tôi chưa làm trọn vẹn được điều đó, nhưng tôi rất cảm ơn các con đã giúp tôi hiểu ra được nó, dạy tôi cách bao dung với người khác, học cách biết ơn và trân trọng những điều tử tế và tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy cứ lương thiện và tận tâm, ông trời nhất định không phụ chúng ta.

(Toutiao)

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM