[Chuyện thất bại] Ray Kroc: Người dựng nên đế chế đồ ăn nhanh hùng mạnh nhất thế giới

19/06/2017 10:07 AM | Kinh doanh

Đến giờ người ta vẫn tranh cãi không biết Ray Kroc nên được coi là "người hùng" hay "kẻ phản diện". Nhưng có một điều chắc chắn, ông là một trong những đại diện tiêu biểu nhất cho tinh thần "giấc mơ Mỹ".

LTS: Trước khi trở thành những người thành công và giàu có, hầu hết các doanh nhân trên thế giới đều nếm trải rất nhiều thất bại. Nhưng họ không bỏ cuộc mà coi những thất bại đó là động lực và bài học để tiến lên phía trước.

Bắt đầu từ Chủ nhật ngày 9/4, NDH xin giới thiệu với độc giả series bài viết "Chuyện thất bại" kể về những khó khăn mà các doanh nhân nổi tiếng từng phải đương đầu, từ đó truyền cảm hứng giúp bạn vượt qua những trở ngại trong sự nghiệp và cuộc sống.

Kỳ 11.Ray Kroc: Người dựng nên đế chế đồ ăn nhanh hùng mạnh nhất thế giới

Đây là câu chuyện về Ray Kroc, người lập nên đế chế McDonald's. Chắc không ai không biết đến chữ M vàng khi thương hiệu này có 36.899 nhà hàng ở 120 quốc gia trên thế giới.

Có thể một vài người từng thắc mắc, tại sao một người mang họ Kroc lại lập ra một thương hiệu mang tên McDonald's. Đơn giản vì cha đẻ của hàng ăn 2 anh em mang họ McDonald. Ray Kroc chỉ là "người nhân bản", một người bán hàng thành công đến nỗi khi mất, tài sản của ông lớn hơn 500 triệu USD.

Ray Kroc - cha đẻ của đế chế McDonald

Tiểu sử

Ray Kroc sinh ra ở Oak Park, Illinois, Mỹ vào ngày 5/10/1902, là con cả trong một gia đình 3 anh em. Khác với em trai, Ray không thích học mà hay bày trò, thường đặt ra nhiều "dự án" và lên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Cấp 1, cậu bắt đầu kiếm thêm tiền bằng cách làm các công việc vặt tại cửa hàng tạp hóa hoặc nhà thuốc. Sau đó, Ray bắt đầu bán nước chanh tại một quầy hàng nhỏ ngay trước nhà.

Năm 1916, ở tuổi 14, Ray cùng 2 người bạn mở một cửa hàng bán các bài nhạc nhưng nhanh chóng đóng cửa sau vài tháng. Sau đó, cậu bé làm việc tại cửa hàng soda của chú, bán kem và đồ ăn vặt. Trong hồi ký, Ray Kroc chia sẻ rằng thứ mình học được trong công việc này là: "Bạn có thể thuyết phục mọi người chỉ bằng một nụ cười và sự nhiệt tình, rồi bán cho họ một ly kem dù thứ họ muốn là một cốc cà phê". Cậu bé nhận ra rằng, thế giới là một "khu chợ lớn" để bán hàng.

Năm 1917, cậu bé 15 tuổi khai gian tuổi và đăng ký tham gia cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất lúc bấy giờ. Ray gia nhập Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ và được gửi đến Connecticut để huấn luyện. Từng muốn sang Pháp chiến đấu nhưng chiến tranh kết thúc trước khi cậu kịp đi.

Ray Kroc (trái) trong quân ngũ, tại đây ông gặp Walt Disney (phải)

Sau đó, Ray trở về Chicago và theo ý muốn của cha, quay lại trường để hoàn thành việc học. Tuy nhiên, với nhiều ý tưởng trong đầu, một lần nữa cậu lại bỏ học, sẵn sàng phiêu lưu trong thế giới thực để kiếm sống.

Bước đầu khởi nghiệp

Năm 1919, Ray Kroc tiếp tục đam mê bán hàng và thử bán đủ thứ, từ bất động sản tại Fort Lauderdale cho đến phụ kiện của nữ giới và đồ trang trí. Để kiếm thêm thu nhập, chàng trai 17 tuổi chơi piano ở một câu lạc bộ đêm và làm DJ ở một đài phát thanh địa phương. Có thời gian, cậu còn làm ở thị trường chứng khoán New York, lo việc đọc băng ghi giá và dịch các biểu tượng. Cuối cùng, ở tuổi 21, Ray tìm được công việc ổn định đầu tiên - nhân viên bán hàng tại công ty cốc giấy Lily Tulip.

Trẻ và đầy tham vọng, cậu không ngại đi khắp đất nước để bán hàng, quan tâm đến nhu cầu của khách và luôn giữ liên lạc với họ. Chàng trai trẻ nhanh chóng được coi là một trong những nhân viên bán hàng xuất sắc nhất công ty. Thu nhập từ công việc này đủ để Ray lo cho gia đình.

Năm 1939, Ray Kroc gặp một người khách tên là Earl Prince, người phát minh ra loại máy pha chế milkshake (sữa lắc) có tên Multimixer với 5 trục, làm được 5 cốc thay vì chỉ 1 cốc như thông thường. Nhận ra tiềm năng của loại sản phẩm đột phá này, Ray quyết định bỏ sự nghiệp bán cốc giấy 16 năm để trở thành người phân phối độc quyền của Multimixer. 37 tuổi, ông bắt đầu lại từ đầu với công ty Prince Castle Sales.

Ray Ray Ray Kroc tả cách dùng Multimixer

Lúc đầu, công ty làm ăn khá thuận lợi và mỗi năm, ông bán được 8.000 máy cho các nhà hàng và quán giải khát, kiếm được khoảng 25.000 USD. Nhưng đến những năm 1950, đời sống Mỹ thay đổi nhanh chóng, người dân chuyển từ thành thị về những khu ngoại ô. Các quán giải khát vì thế mà phải đóng cửa, mất khách hàng nên doanh số ngày càng giảm.

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Trong cảnh làm ăn ế ẩm, Ray ngạc nhiên khi thấy một nhà hàng nhỏ ở San Bernardino, California, vẫn đặt 8 máy. Tò mò, ông quyết định đến tận nơi để xem loại nhà hàng nào mà cần làm đến 40 cốc sữa lắc một lần. Và ông tìm thấy một quầy hamburger (bánh kẹp thịt) nhỏ của 2 anh em Richard và Maurice McDonald.

Quầy hamburger ở California của Richard và Maurice McDonald (ảnh tròn).

McDonald's không giống với bất cứ một nhà hàng nào Ray nào từng thấy, nơi khách đến, ngồi vào bàn và gọi đồ từ thực đơn đủ món. Ở đây không có chỗ ngồi trong nhà, khách tự phục vụ, và thực đơn chỉ giới hạn ở 5 món: bánh kẹp phô mai, bánh hamburger, khoai tây chiên, đồ uống và sữa lắc. Tất cả tạo nên một dây chuyền hiệu quả đến ngạc nhiên, từ lúc khách gọi đồ đến khi đồ ăn ra chỉ chưa đầy một phút.

Ông bắt đầu lượn quanh bãi đậu xe, nói chuyện với khách hàng và nhận ra họ đến đây thường xuyên vì những chiếc bánh hamburger và khoai tây chiên rẻ tiền nhưng ngon miệng. Ray nhanh chóng tính toán số tiền kiếm được với hàng trăm nhà hàng như thế này trên toàn nước Mỹ.

Thực đơn

Thời điểm đó, 2 anh em Richard và Maurice đã mở được 8 nhà hàng McDonald và bán được 20 đơn nhượng quyền. Trước ông, họ từng có một đại diện tên là Bill Tansey, nhưng người này bỏ vì sức khoẻ yếu. Vì vậy, khi Ray đề nghị làm người đại diện, 2 anh em đồng ý và trao quyền độc quyền bán phương pháp của McDonald cho ông. Ở tuổi 52, bị tiểu đường và viêm khớp nhưng ông biết rằng mình không thể bỏ lỡ cơ hội.

Ông mở nhà hàng McDonald's đầu tiên của mình vào tháng 4/1955 tại khu ngoại ô Des Plaines, Illinois, lấy đó làm chuẩn mực để giới thiệu mô hình này đến khắp cả nước. Tuy nhiên, 2 anh em McDonald "quên" nói với ông một điều, họ đã bán bản quyền sử dụng cái tên McDonald's cho một công ty khác trước đó. Đang nợ nần chồng chất vì việc xây nhà hàng, Ray giờ phải bỏ ra 25.000 USD để mua quyền lại từ công ty kem Frejlack.

Đối với mỗi vụ nhượng quyền, Ray thu được 1,9% tổng doanh thu nhưng phải trả cho anh em McDonald 0,5%. bán thực hiện 18 vụ nhượng quyền trong năm đầu tiên nhưng bàng hoàng nhận ra rằng tiền kiếm được còn không đủ để trang trải chi phí vì doanh thu của các nhà hàng không phải lúc nào cũng ổn định.

Cừa hàng McDonald's đầu tiên của Ray Kroc (Illinois)

Sau đó, Ray gặp Harry Sonnenborne, một thiên tài tài chính, và người này chỉ ông cách kiếm tiền không phải nhờ bán bánh hamburger, mà bằng cách bán bất động sản. Theo đó, Ray thành lập tập đoàn nhượng quyền thương mại Franchise Realty (tiền thân của tập đoàn McDonald's), để mua hoặc thuê lại mảnh đất làm địa điểm xây tất cả các nhà hàng McDonald's. Những người nhượng quyền sau đó phải trả cho ông phần lớn hơn trong 2 khoản: tiền thuê đất hàng tháng hoặc một phần doanh thu bán hàng. Bằng cách này, ông chắc chắc thu được lợi nhuận.

Đế chế McDonald's

Để bảo đảm chất lượng, ông vô cùng cần thận trong việc lựa chọn người nhượng quyền, xem xét kỹ đạo đức làm việc và tham vọng của họ. Ray thậm chí mở đại học Hamburger ở Elk Grove, Illinois cung cấp khóa đào tạo trong ngành hamburgerology với một tiểu ngành là khoai tây chiên. (Hiện tại, mỗi năm có hơn 7.500 sinh viên theo học tại đây và đến nay tổng cộng trường có hơn 80.000 người tốt nghiệp)

Đại học Hamburger, Illinois

Việc làm ăn khá thuận lợi nhưng một vấn đề lại nảy sinh khi Ray liên tục bất đồng với anh em nhà McDonald khi muốn thay đổi công thức ban đầu. Quá mệt mỏi, năm 1961 ông mua lại McDonald's với giá 2,7 triệu USD để có thể một mình kiểm soát tất cả mọi thứ.

Mặc dù vậy, ông không nhận ra là hợp đồng không bao gồm nhà hàng McDonald's đầu tiên ở California. Tức giận vì bị lừa, Ray quyết định bắt Richard và Maurice đổi tên nhà hàng của mình và 2 anh em đổi thành The Big M (vì ông sở hữu cái tên McDonald's). Để trả đũa, ông mở một nhà hàng McDonald's ngay gần đó và sau 6 năm The Big M cuối cùng cũng phải đóng cửa.

Các món ăn và logo chữ M vàng nổi tiếng khắp thế giới

Đến năm 1965, ông khai trương hơn 700 nhà hàng ở 44 tiểu bang. Tháng 4 năm đó, McDonald's trở thành công ty thức ăn nhanh đầu tiên được niêm yết trền sàn chứng khoán, phát hành với giá 22 USD/cổ phiếu và lên 49 USD chỉ trong vòng vài tuần. Ray trở thành triệu phú ở tuổi 63. Đến cuối thập niên, trên toàn thế giới có gần 1.500 nhà hàng McDonald's.

Vào những năm 1970, McDonald's là công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất ở Mỹ. Khi ông qua đời ngày 14/1/1984, trung bình cứ 17 giờ một nhà hàng McDonald's mới lại mọc lên. 10 tháng sau đó, McDonald's bán chiếc burger thứ 50 tỷ của mình.

Ray Kroc là cha đẻ của đế chế McDonald's

Cách doanh nhân coi đây là tấm gương để học tập, cũng có người chỉ trích vì cho rằng ông lừa lấy đi "đứa con tinh thần" của Richard và Maurice McDonald. Nhưng dù khen hay chê, Ray Kroc vẫn là một biểu tượng cho một nước Mỹ tư bản giàu có, với tinh thần doanh nhân đáng khâm phục.

Theo Trang Hồ

Cùng chuyên mục
XEM