Chuyện "nhập gia tùy tục" của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng

02/02/2022 18:45 PM | Sống

11 năm xa quê hương, cứ thấy đào quất ngập đường là bếp trưởng Ming lại sẵn sàng đón Tết theo phong cách rất Việt!

Bếp trưởng Wong Chi Ming - "vua đầu bếp" khách sạn 5 sao nổi tiếng Hà thành.
Bếp trưởng Wong Chi Ming - "vua đầu bếp" khách sạn 5 sao nổi tiếng Hà thành.


Không còn là một cậu bé thích chạy theo đoàn múa lân đua ngựa mỗi dịp Tết đến, giờ đây ông Wong Chi Ming đã bước sang tuổi xế chiều và có một cuộc sống hoàn toàn khác ở Việt Nam - mảnh đất mà ông chưa từng nghĩ rằng sẽ gắn bó hơn 1 thập kỷ. Ông Ming đang giữ vị trí bếp trưởng tại một nhà hàng khách sạn 5 sao nổi tiếng, bất cứ ai từng đến dùng bữa ở đó đều ấn tượng khó phai vì ông nói tiếng Việt trôi chảy vô cùng, thậm chí am hiểu văn hóa Việt đến mức đáng ngưỡng mộ.

Trải qua 11 "nồi bánh chưng" ở Việt Nam, bếp trưởng Ming ngày càng hiểu rõ văn hóa truyền thống của người Việt và luôn thích thú khi khám phá ra sự khác biệt trong dịp Tết ở Việt Nam với Hong Kong. Cứ thấy phố phường Hà Nội ngập đào quất là vị bếp trưởng lại nhớ nhà, nhưng thật may mâm cỗ Tết Việt Nam đã an ủi ông bởi những ý vị thân thương như bữa ăn tân niên ngày còn bé.

Tết ở Hong Kong có gì vui?

Tết trong ký ức tuổi thơ của bếp trưởng Ming là dịp được quây quần bên gia đình, được xem bố mẹ chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh rán vừng, lẩu khô, niên niên hữu dư... và vô vàn thứ ngon đẹp khác nữa. Giống như Tết ở Việt Nam, các gia đình Hong Kong cũng mua hoa, mua quất, treo câu đối... để trang trí nhà cửa, khiến mọi thứ trở nên rực rỡ tưng bừng. Ngày đầu tiên của năm mới, họ hàng sẽ sang nhà nhau chúc Tết, và điều mà lũ trẻ thích nhất là xếp hàng để được phát lì xì.

Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 1.

Bếp trưởng Ming hồi tưởng về những thước phim cũ xưa trong tâm trí: "Trong đêm đầu tiên của năm mới, chúng tôi sẽ hòa mình vào Lễ hội diễu hành dọc các con đường trung tâm tại Hong Kong với các màn biểu diễn võ thuật, khiêu vũ, múa lân ngập tràn sắc màu. Ngoài ra mọi người còn thích xem đua ngựa, coi đó là một hoạt động truyền thống không thể thiếu để cầu may mắn đầu năm.

Ăn gì để lấy may đầu năm? Các quốc gia đón Tết Nguyên đán thiếu gì chứ không thể không có những món ăn này vào dịp năm mới! Đọc ngay

Ở Hong Kong chúng tôi có rất nhiều món ăn truyền thống vào dịp Tết, nổi bật nhất và không thể thiếu là những món đặc biệt như hàu khô hầm tóc tiên, bánh Nian Gao, lẩu khô, Niên Niên Hữu Dư và các món ăn từ thịt lợn khác với cái tên rất hay như Hoành Tài Tựu Thủ, Đại Phú Đại Quý.

Người dân Hong Kong quan niệm rằng ăn những món này trong ngày đầu năm mới sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng, nên các món đều có tên phát âm tương tự như các từ đó. Ví dụ như món bánh Nian Gao có phát âm tương tự như từ "thịnh vượng" và "tiến bộ" trong tiếng Hong Kong, còn món lẩu khô mang ý nghĩa tượng trưng cho tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình".

Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 2.

Mỗi món ăn đều là kiệt tác ẩm thực của bếp trưởng Ming.

Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 3.
Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 4.

Món cá Niên Niên Hữu Dư đặc sắc của mâm cỗ Tết Hong Kong.

À có lẽ mọi người thắc mắc "niên niên hữu dư" là gì phải không? Đó là một món ăn chế biến từ cá, có vai trò quan trọng trên mâm cỗ Tết của người Hong Kong như món gà luộc thắp hương ở Việt Nam vậy. Theo quan niệm của người Hoa, từ "cá" khi phát âm là "ngư" nghe rất giống cách phát âm của từ "yú" - nghĩa là "dư giả". Theo phong tục truyền thống thì người Hong Kong sẽ không ăn hết cả con cá, chỉ ăn mỗi phần thân còn phần đầu và đuôi sẽ để lại qua đêm với hàm ý của cải tài lộc ăn mãi không hết. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của cái tên "Niên Niên Hữu Dư".

Đến khi trưởng thành và đi khắp muôn nơi, ông Ming vẫn luôn nhớ không khí náo nhiệt vui vẻ ở quê nhà, nhớ nét văn hóa giao hòa cả phương Đông lẫn phương Tây tại Hong Kong. Tuy nhiên do đặc thù công việc nên năm nào bếp trưởng Ming cũng đi làm vào dịp Tết. Được chế biến món ăn cho khách thưởng thức đầu xuân chính là một niềm hạnh phúc, và đối với bếp trưởng Ming thì các bạn nhân viên giống như người thân gia đình, cùng nhau đi làm và cùng đón năm mới tại khách sạn.

Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 5.

Tết với người Hong Kong cũng là Tết của đoàn viên, của tình thân và hạnh phúc.

Một Việt Nam thật lạ khi bắn pháo hoa vào đêm giao thừa!

Suốt 11 năm sống và làm việc ở Hà Nội, ông Wong Chi Ming rất ấn tượng với không khí Tết cổ truyền nơi đây. Ở Hong Kong cũng có chợ hoa, có cả cây quất nữa, nhưng không phong phú bằng Việt Nam. Ming tâm sự rằng ông thích ngắm mọi người tất bật chuẩn bị đón Tết, thú vị nhất là cảnh cây đào cây quất có ở khắp mọi nơi, đi đến đâu cũng gặp người bán đào quất và gia đình nào cũng trang trí thật lung linh. Cảnh tượng này khác hẳn với bên Hong Kong vì hiếm nơi ngập tràn hoa lá cây cảnh đón xuân như thế.

Trong trái tim vị bếp trưởng kỳ cựu, lần đầu tiên tận hưởng không khí Tết ở Việt Nam thật khó quên.

"Lần đầu đón năm mới xa quê hương tôi cũng có nhớ nhà một chút. Tuy nhiên, ngoài Việt Nam thì tôi đã làm việc ở nhiều đất nước châu Á khác như Singapore, Malaysia... và những nơi này đều có truyền thống đón Tết Nguyên đán giống ở Hong Kong, nên tôi không cảm thấy cô đơn khi đón Tết phương xa. Ngược lại tôi luôn có cảm giác thân thuộc như quê nhà.

Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 6.
Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 7.
Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 8.

Bếp trưởng Ming vẫn túc trực ở nhà hàng suốt dịp Tết.

Ở Việt Nam, kì nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài hơn so với Hong Kong nên mọi người có thời gian nghỉ ngơi đi chơi Tết nhiều hơn. Tôi và các bạn nhân viên ở nhà hàng thường tổ chức liên hoan 2 lần – 1 buổi trước Tết để tạm biệt năm cũ và thêm 1 buổi sau Tết để chào đón năm mới. Do tình hình dịch bệnh nên năm nay chúng tôi phải hoãn tiệc liên hoan rồi, nhưng không vì thế mà Tết mất vui. Tôi đã chuẩn bị lì xì để mừng năm mới cho các bạn nhân viên nhà hàng, bởi chúng tôi ai cũng thích truyền thống mừng tuổi!".

Tuy không biết nấu mâm cỗ truyền thống đủ đầy theo kiểu Việt song bếp trưởng Ming rất hâm mộ các món ăn đậm bản sắc Tết. Ông được đồng nghiệp, bạn bè thân quen mời đến ăn rất nhiều lần vào đầu năm mới, nên vị bếp trưởng nhà hàng 5 sao đã có cơ hội khám phá ra những điều khác biệt thú vị giữa Tết Việt với Tết Hong Kong.

"Tôi rất thích bánh chưng của Việt Nam và đồ ăn Tết nói chung. Bánh chưng ở Việt Nam được chế biến rất cầu kì, và tôi thấy ngon hơn bánh chưng ở Hong Kong. Các hoạt động đón Tết ở đây khác với bên Hong Kong, nhiều trò chơi dân gian rất thú vị. Và còn 1 điểm khác biệt nữa là ở Việt Nam thường bắn pháo hoa mừng năm mới vào đêm giao thừa, còn ở Hong Kong thì lại là vào mùng 2 Tết.

Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 9.
Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 10.
Chuyện nhập gia tùy tục của vị bếp trưởng Hong Kong sống tại Việt Nam hơn 1 thập kỷ: Thấy lạ khi pháo hoa không bắn vào mùng 2 Tết, vạn món ngon cũng chẳng bằng bánh chưng - Ảnh 11.

Dù sống xa quê hương 11 năm nhưng Tết ở Việt Nam luôn khiến bếp trưởng Ming thấy ấm áp.

Bánh chưng là món không thể thiếu vào dịp Tết, tôi rất ấn tượng với món bánh này vì nó có cách chế biến vô cùng kì công, yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao thì bánh mới ngon và đẹp được. Mùi vị bánh cũng vô cùng thơm ngon với sự hòa quyện tuyệt vời giữa gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Ẩm thực quê hương tôi thì tôi thích nhất món hàu khô hầm tóc tiên, bất cứ ai có điều kiện sang Hong Kong vào dịp Tết thì không nên bỏ qua món này. Hoặc còn một cách nữa đó là đến thưởng thức món này tại nhà hàng nơi tôi đang làm việc (cười)".

Bếp trưởng Ming đã dành tặng lời chúc riêng cho độc giả Afamily với những cảm xúc đầy lắng đọng dịp đầu năm mới: "Trải qua một năm đầy biến động với dịch bệnh, tôi mong tất cả chúng ta sẽ bước qua năm cũ một cách trọn vẹn và khởi đầu năm mới với sự bình an, hạnh phúc. Tết là khoảnh khắc gia đình sum vầy, là dịp quan trọng nhất đối với mỗi người chúng ta. Là một Bếp trưởng, tôi hi vọng sẽ tiếp tục mang lại những món ăn ngon nhất đến với khách hàng. Chúc mừng năm mới!".

Theo Aries

Cùng chuyên mục
XEM