Chuyện lạ: Phương pháp dạy con của người Do Thái thông minh nhưng nền giáo dục Israel lại chẳng như là mơ

07/06/2019 15:01 PM | Xã hội

“Những ngôi trường tại Israel thật tệ hại. Thâm chí những ngôi trường này còn thuộc hàng tệ hại nhất trong cộng đồng Ả Rập ở Trung Đông”, giáo sư Dan Ben David của trường đại học Tel Aviv- Israel cho biết.

Đối với nhiều người, nền giáo dục của Israel được coi là kiểu mẫu khi nhiều bậc phụ huynh Do Thái có cách nuôi dạy con rất khoa học. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của Israel lại đang bị chính người dân nước này chỉ trích do cách đầu tư bất cập của chính phủ.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những tác động từ kinh tế đang khiến hệ thống giáo dục của Israel bị mất dần hiệu quả. Cụ thể, những trẻ em gia đình nghèo có ít có cơ hội nhận được sự đào tạo như những trẻ em lớp giàu, qua đó tạo nên một thế hệ lao động Do Thái thiếu kỹ năng.

Trong khi đó, khảo sát của Viện Shoresh cho thấy nếu Israel biết cách tập trung đầu tư đào tạo cho những sinh viên yếu thì nước này có thể nâng tổng GDP lên khoảng 300%.

Mặt tối của nền giáo dục Israel

“Những ngôi trường tại Israel thật tệ hại. Thậm chí những ngôi trường này còn thuộc hàng tệ hại nhất trong cộng đồng Ả Rập ở Trung Đông”, giáo sư Dan Ben David của trường đại học Tel Aviv- Israel cho biết.

Vào đầu thập niên 2000, Israel sa vào vũng lầy xung đột với Palestine khiến hàng trăm người thiệt mạng trong khi nền kinh tế nước này cũng rơi vào khủng hoảng. Số lượng khách du lịch đến Israel giảm mạnh trong khi lượng vốn đầu tư nước ngoài giảm dần. Nỗi lo sợ bất ổn tràn lan trên thị trường.

Chuyện lạ: Phương pháp dạy con của người Do Thái thông minh nhưng nền giáo dục Israel lại chẳng như là mơ - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tham dự một buổi học của trẻ em.


Trước tình hình đó, chính phủ Israel buộc phải tăng cường chi tiêu ngân sách để ổn định kinh tế, qua đó tạo nên thâm hụt ngân sách vô cùng lớn. Tỷ lệ nợ công của nước này đã tăng từ 80% GDP lên 93% GDP trong giai đoạn này.

Để đối phó với sự thâm hụt ngân sách, chính phủ Israel đã phải cắt giảm một loạt dịch vụ xã hội như trợ cấp thất nghiệp hay các phúc lợi xã hội cho trẻ nhỏ. Nguyên nhân này đã khiến rất nhiều phụ nữ, sinh viên và những người chưa có kinh nghiệm phải bắt đầu lao động sớm để kiếm thu nhập.

Trong khi tình trạng này có tác động tích cực đến nền kinh tế thì nghiên cứu của Shoresh cho thấy chúng lại tạo ra nhiều hệ lụy.

Tiêu biểu nhất là sự thiếu đồng bộ trong chính sách của chính phủ Israel. Dù việc đẩy hàng triệu người tham gia thị trường lao động là một chính sách tốt cho nền kinh tế nhưng sự cải cách và phát triển của hệ thống giáo dục Israel lại không theo kịp. Hệ lụy là rất nhiều lao động Do Thái giờ đây có kỹ năng yếu hoặc không có nhiều kinh nghiệm làm việc, qua đó không đáp ứng được nhiều công việc cần kỹ năng hiện nay.

Theo giáo sư Ben David, ngày càng có nhiều người Israel tham gia thị trường lao động nhưng hệ thống giáo dục nước này lại chưa giáo dục tốt được cho họ, khiến nhiều người thiếu kỹ năng làm việc khi ra trường.

Số liệu nghiên cứu của Shoresh cho thấy 1/3 số học sinh Israel có số điểm toán, khoa học và ngoại ngữ nằm dưới mức chấp nhận được để có thể làm việc trong thế kỷ 21 do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) quy định. Thậm chí, tỷ lệ trên chưa tính những trường dòng, vốn tuyển sinh mà không cần xét thành tích học tập.

Chuyện lạ: Phương pháp dạy con của người Do Thái thông minh nhưng nền giáo dục Israel lại chẳng như là mơ - Ảnh 2.

“Hiện rất khó để nói chính những hệ lụy từ kinh tế xã hội đã tác động đến nền giáo dục Israel hay là điều ngược lại”, Giám đốc bộ phận giảng dạy tại trường đại học Hebrew-Israel, ông Michael Gillis nói.

Hiện nhiều chuyên gia cho rằng hệ thống giáo dục của các trường dòng tại Israel tập trung quá nhiều vào văn hóa Do Thái do áp lực chính trị mà bỏ qua những môn học thiết yếu như toán học, khoa học và tiếng Anh.

Tồi tệ hơn, cộng đồng sinh viên Ả Rập tại Israel đang chịu nhiều áp lực hơn cả do các tác động tiêu cực từ kinh tế. Nghiên cứu của Shoresh cho thấy những học sinh nói tiếng Ả Rập, chiếm 25% số học sinh toàn Israel có mức điểm bình quân toán, khoa học và ngoại ngữ thấp hơn cả những nước nghèo trên thế giới.

“Không thầy đố mày làm nên”

Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cho giáo viên tại Israel không đủ tốt để giữ chân những người giỏi hay thu hút thêm nhân lực.

Giáo sư Michael Gillis, người đồng thời cũng chịu trách nhiệm huấn luyện cho những giáo viên mới vào nghề tại trường đại học Hebrew than thở rằng chế độ đãi ngộ của nghề này quá thấp để thu hút những người có trình độ học thuật tốt tham gia.

Chuyện lạ: Phương pháp dạy con của người Do Thái thông minh nhưng nền giáo dục Israel lại chẳng như là mơ - Ảnh 3.

Ngoài vấn đề tiền lương, nghề giáo viên cũng không được coi trọng đúng mức tại Israel khi các giảng viên phải quản lý các lớp rất đông và không có kỷ luật. Vị thế xã hội của giáo viên tại Israel cũng không được đề cao, qua đó khiến nhiều người có tâm huyết với nghề phải bỏ việc.

“Chúng ta cần cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục. Trọng tâm của chính sách không phải về số lượng bao nhiêu học sinh tốt nghiệp mà là về chất lượng giáo dục”, giáo sư Ben David nói.

AB

Cùng chuyên mục
XEM