Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước...

01/09/2019 07:03 AM | Sống

Quá trình xây dựng cáp treo Fansipan kéo dài khoảng 3 năm, chỉ là quãng thời gian rất nhỏ trong cuộc đời mỗi người. Nhưng với những câu chuyện mà các thành viên trong đội xây dựng cáp treo đã trải qua thì hành trình đó được xem như phần vô cùng quan trọng và đáng nhớ trong cuộc đời họ.

Tạm thôi nói về những cái gọi là hoành tráng hay kỷ lục này kia, bởi sau vài năm hoạt động, ai ai cũng biết đến cáp treo Fansipan rồi. Hôm nay, hãy để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về những con người đã trải qua quãng thời gian gian khổ, thậm chí đánh cược cả tính mạng của mình để làm nên một công trình hoành tráng, giúp nhiều người thực hiện ước mơ chạm tay đến đỉnh Fansipan.

Chuyến đi lên Fansipan trong một ngày mùa hạ, khi ở thành phố đang nóng nực mê mải, nhưng nơi đỉnh cao này lại mát lạnh, tôi tìm gặp được những nhân vật hiếm hoi mà người ta gọi là “người mang hồn cáp" còn ở lại công trình cáp treo Fansipan. Những cuộc trò chuyện vội vã, thậm chí là vừa di chuyển vừa hỏi thăm, các anh vẫn nhiệt tình kể cho chúng tôi, như những người anh đi xa về và kể chuyện cho lũ em ở nhà vậy.

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 1.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 2.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 3.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 4.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 5.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 6.

Anh Trần Đình Luật, hiện là Trưởng phòng Kỹ thuật đang công tác tại công ty TNHH Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan là người đầu tiên mà tôi gặp mặt. Giữa đám đông đang háo hức xem những tiết mục múa vũ điệu ở ga cáp treo, anh vẫn hối hả lo sắp xếp để mọi thứ được chỉn chu hơn. Mãi tới đầu giờ chiều mới có lúc ngơi nghỉ, anh lại vui vẻ tiếp chúng tôi vài ba câu chuyện.

Nhìn anh Luật, sự niềm nở hiện ra ngay trên khuôn mặt khiến ai cũng thấy thiện cảm ngay từ lần nói chuyện đầu tiên. Khi ngỏ lời được nghe anh kể về những câu chuyện trong quá trình xây dựng cáp treo, sự hào hứng của anh khiến tôi liên tưởng ngay đến những câu chuyện hết sức thú vị. Tất nhiên, hành trình vẫn có biết bao gian khổ, với những ngày “ăn lông ở lỗ", đối mặt muôn vàn hiểm nguy, nhưng qua lời kể của người đàn ông hài hước này, mọi chuyện bỗng trở nên lạc quan vô cùng.

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 7.

Chẳng giấu giếm gì, anh Luật thật thà bảo: “Ngày đầu tiên lên đây, anh đã muốn… xin nghỉ ngay rồi!”. Trong quá trình đi khảo sát, nửa ngày đầu leo núi, băng rừng quá đỗi khổ cực với người thanh niên chỉ sống tại đồng bằng đã khiến anh nản chí. Cả ngày di chuyển mệt lả, đến tối lại ngủ tạm trong cái lán, thiếu thốn đủ đường nên khi xuống núi, anh đã… viết đơn xin nghỉ luôn. Sếp anh khi đó chỉ nói một câu: “Các anh là người ở nơi xa đến đây xây dựng, anh không biết năng lực của em tài giỏi đến đâu nhưng mới có một chút khó khăn mà đã không vượt qua thì em đi đến đâu cũng không bao giờ thành công được". Nghĩ vậy, tự ái nên anh Luật quyết tâm ở lại làm đến bây giờ.

Cả quá trình xây dựng, dù chỉ làm điện thôi nhưng cũng nhiều gian nan vô cùng. Từ thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm trong rừng luôn rình rập cho đến sự thiếu thốn về lương thực, nguồn nước… Vẫn bằng sự thẳng thắn, anh Luật chẳng giấu diếm mà vui vẻ kể: “Thật tình, có những đợt phải tới 10 - 15 ngày bọn anh không tắm luôn. Bởi thời tiết lạnh quá, có người tắm xong ốm luôn 10 ngày nên thôi, khỏi tắm”. Nghe anh kể mà tôi thấy thật là khó tưởng tượng, vì cứ nghĩ giả sử mình cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, quả là khó mà nghĩ tiếp được.

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 8.

Cùng với anh Luật, rất nhiều công nhân xây dựng khác và cả đồng bào đều cùng nhau chịu đựng và vượt qua. “Gian nan nhất chính là những ngày đầu, mọi thứ gần như chưa có gì, vật liệu phải tự vận chuyển lên bằng sức người. Khi đó, có những người phải gùi bằng đầu, vác bằng vai, có người vác cả 2 bao xi măng… Trong đoàn còn có cả nữ giới tham gia xây dựng, là các cô nấu cơm cho đoàn và thậm chí là cả những người vận chuyển vật liệu… Họ là đồng bào ở đây, thật sự rất khâm phục họ”.

Kỷ niệm “nhớ đời" nhất mà anh Luật đã phải trải qua chính là ngày cáp treo khánh thành, tưởng vui nhất mà lại là lúc đáng sợ nhất. “Đúng ngày khánh thành cáp treo thì anh bị tai nạn liên quan đến điện. Khi đó, đường dây 35 Kv xảy ra sự cố phải nối lại, anh và một đồng nghiệp khác bị tai nạn. Đồng bào cõng từ trong này ra ngoài mất 2 tiếng, rồi đi đến viện mất 2 - 3 tiếng nữa. Trên đường đi, các anh trong đoàn liên tục phải đánh thức, không cho ngủ vì sợ là sẽ… ngủ luôn”. Nói đến đây, anh Luật cười. Chắc anh lại nhớ đến thời điểm đó, một giây phút quan trọng sẽ khiến anh ghi nhớ cả cuộc đời này.

Gặp gỡ chỉ được độ 15 phút, lại có cuộc điện thoại gọi anh Luật ra giải quyết các công việc ở ngoài bởi thời điểm đó, du khách lên cáp treo rất đông. Anh vội chạy đi, không quên nhắn gửi lúc nào đó rảnh thì anh lại kể chuyện tiếp cho mấy đứa.

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước...

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 10.

Trong lúc lang thang ở sân ga lên cáp treo, chúng tôi lại gặp được một nhân vật vô cùng thú vị, cũng chính là một trong những người tham gia xây dựng cáp treo từ đầu, đặc biệt lại là một thanh niên người bản địa. Đó là một anh chàng người H'Mông, Má A Tông, thuộc bộ phận An ninh.

Khi còn đang đứng từ phía xa, dáng điệu khép nép và giọng nói lơ lớ tiếng Kinh còn khiến tôi lầm tưởng là một vị khách nước ngoài. Cuộc nói chuyện tưởng sẽ rơi vào… bế tắc, vậy mà lại vỡ oà trong cảm xúc của anh chàng chân thật và giản dị này.

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 11.

Má A Tông kể: “Ban đầu xin vào làm cũng bởi mục đích trang trải thu nhập cho gia đình khi đó còn khó khăn quá, chứ cũng không nghĩ đến việc sẽ làm nên một điều gì lớn lao. Thế nên mình sẵn sàng chấp nhận đi vào rừng sâu. Đi xa vì miếng cơm manh áo, nhiều lúc nhớ nhà đến rơi nước mắt vì vợ và con nhỏ ở nhà mà mình không giúp gì được”.

Trong khi nhiều người từ nơi khác đến đây làm việc, có những người từ miền Trung xa xôi, thì nghĩ rằng hoàn cảnh xa gia đình của Má A Tông chưa là gì. Thế nhưng rơi vào cảm giác ở trên đỉnh Fansipan, ngó đầu ra cũng thấy thấp thoáng nhà mình ở phía đó mà lại chẳng thể nào về được, nỗi nhớ tự nhiên cồn cào lên gấp trăm lần. Nói đến đây, tự nhiên thấy giọng của Tông run run, tay vội đưa lên lau nhanh giọt nước mắt vừa chực trào ra, ngại ngùng sợ bị người khác chứng kiến sự xúc động của mình.

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 12.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 13.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 14.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 15.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 16.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 17.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 18.

Từ những ngày đầu xây dựng cáp treo, mọi thứ hoang sơ và chưa có gì cả, Má A Tông đã cùng các đồng nghiệp lên đỉnh Fansipan và ở lại luôn trên đó để phục vụ công trình xây dựng, có khi phải 4 - 5 tháng mới xuống một lần, mà mỗi lần xuống chỉ độ 1 - 2 ngày rồi lại lên. Mỗi lần đi lên là phải băng qua nhiều đoạn đường đi rất hiểm trở, có những đoạn phải đu dây, leo thang. Việc đi lại khó khăn và rất mệt, nhiều khi bảo cho thêm thời gian đó nhưng cũng không ai muốn đi lại nhiều. 

Suốt cả cuộc trò chuyện, Má A Tông đều rất khiêm tốn về những đóng góp của mình, trái lại chỉ muốn kể về những khổ sở mà đồng nghiệp mình đã trải qua. “Ở đây, khổ nhất có lẽ là khí hậu khắc nghiệt, nhất là vào mùa đông. Có thể các bạn thấy có tuyết rơi thì đẹp, nhưng trên này mọi thứ đã đóng băng hết, trơn trượt nên rất nguy hiểm. Rồi còn lạnh giá nữa! Có những người công nhân lên đây ốm mất 1 tuần, có người lên 1 ngày rồi lại xin về luôn vì không thể chịu đựng được". 

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 19.

Có vẻ như nỗi ám ảnh lớn nhất với anh bạn Má A Tông này chính là những mùa đông trên Fansipan. Hết đóng băng, nguy hiểm vì trơn trượt thì lại đến tay chân lạnh cóng, đến nỗi không nấu cơm được, rồi còn bị cước vừa đau vừa ngứa nữa… “Đến bây giờ cũng không nghĩ là mình đã chịu đựng và vượt qua được”.

Vẫn giữ vẻ mặt chân chất và mộc mạc, Tông bảo: “Mình cũng chưa cảm thấy hài lòng lắm về cái bản thân mình. Dù cũng được đóng góp xây dựng tuyến cáp treo, Sa Pa đã phát triển rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy bản thân mình quá nhỏ bé. Mình vẫn mong đóng góp của mình có thể để lại gì đó cho các thế hệ sau này nữa".

Tạm chia tay Tông, chẳng biết liệu những lần đến Fansipan tiếp theo có thể vô tình bắt gặp anh bạn này lần nữa không. Chỉ biết chúc cho gia đình Tông luôn được hạnh phúc như bây giờ, bởi với cáp treo Fansipan của ngày nay, công việc ổn định hơn và Tông cũng không còn phải sống trên đỉnh núi suốt mấy năm trời nữa rồi.

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 20.

Dẫu vẫn biết rằng có rất nhiều người ở khắp mọi miền Tổ quốc cùng đến đây để tham gia xây dựng cáp treo, nhưng khi trực tiếp trò chuyện với một nhân vật từ Hà Nội lên Sa Pa xây dựng tuyến cáp treo và gắn bó đến tận bây giờ, chúng tôi vẫn thấy khâm phục vô cùng.

Sống tại Hà Nội, tạm để lại gia đình, anh Bùi Đức Dũng (hiện là trưởng phòng An ninh công ty TNHH Dịch vụ Du lịch cáp treo) khi đó đã lặn lội lên Sa Pa để cùng các đồng nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng cáp. Ngày hôm đó, có lẽ là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời khiến anh Dũng luôn ghi nhớ, đó là ngày 26/5/2013.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh Dũng là một người đàn ông dày dạn sương gió, dù có phần khô khan nhưng vẫn khiến người ta thiện cảm bởi nét chân thành, mộc mạc. Dường như cuộc đời anh đã trải qua rất nhiều câu chuyện, sung sướng khó khăn đủ cả. 

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 21.

Nói về công trình cáp treo, đôi mắt anh ánh lên niềm tự hào, bởi anh và đồng đội đã làm nên một “công trình thế kỷ". Anh bồi hồi nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến đây, cũng là lần đầu tiên anh leo lên Fansipan: “Cảm xúc của anh khi lần đầu tiên đặt chân vào rừng Hoàng Liên, mà trước đó chỉ biết đến nóc nhà Đông Dương qua sách vở, khi lên trên này được đứng trong hàng ngũ cán bộ đi khảo sát, anh đã nghĩ phải thật cố gắng với công việc này". 

Chẳng biết lúc đó, anh Dũng có hình dung ra nổi vô vàn những khó khăn mà mình sắp phải đối mặt hay không, nhưng rất nhanh, anh đã được trải nghiệm những điều đó trong quá trình xây dựng cáp treo. 

Để kể lại hết những câu chuyện, những khó khăn khi đó thì mất rất nhiều thời gian. Bởi trong suốt hơn 3 năm, họ đã phải trải qua đủ thứ chuyện: “Vào rừng phải mang theo rất nhiều đồ cá nhân, vừa leo núi băng rừng vừa phải vác đồ nặng trên vai, nhiều lúc chỉ muốn buông bỏ hết lại. Buổi tối ngủ trong rừng rất lạnh, lại có vô vàn nguy hiểm rình rập. Ngày mưa thì gặp vắt, ngày nắng thì gặp rắn. Rắn sao mục như cành cây khô, rắn lục màu xanh rất khó phát hiện, không cẩn thận là bị cắn như chơi. Có những bạn đồng nghiệp của anh đã bị rắn cắn, nhưng may mắn là được điều trị qua khỏi”. 

Có lẽ sẽ rất nhiều người nghĩ rằng trước bao nhiêu khó khăn như thế, tại sao họ vẫn trụ được đến ngày hoàn thành tuyến cáp treo, và tôi cũng tò mặt đặt câu hỏi này tới anh Dũng. Anh nheo mắt cười rồi bảo: “Tâm trạng mỗi người một khác nhưng mục tiêu đóng góp công sức nhỏ bé để thực hiện ước mơ chinh phục đỉnh Fan, làm tuyến cáp treo đưa những người muốn 1 lần trong đời chạm tay lên nóc nhà Đông Dương”. 

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 22.

Hiện tại, anh Dũng vẫn đang công tác ở cáp treo Fansipan, ngày ngày đưa đón du khách. Cuối cuộc trò chuyện, khi được hỏi về kì vọng với du lịch Sa Pa sau này, anh bảo: “Sau này, anh mong rằng du lịch Sa Pa được đẩy mạnh hơn nữa, không chỉ là ở Fansipan mà còn ở những nơi khác như Thác Bạc, rồi núi Hàm Rồng…”.

Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 23.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 24.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 25.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 26.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 27.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 28.
Chuyện giờ mới kể về hành trình gian khổ nhưng không thể nào quên của những con người lặng lẽ trên đỉnh Fansipan, 4 năm về trước... - Ảnh 29.

*** 

Nhìn từng lượt người lũ lượt bước lên khoang cáp treo để đến với đỉnh Fansipan, tôi lại chợt nghĩ, liệu trong số đó, có mấy ai đã từng hình dung được hết những khó khăn xảy ra trong quá trình làm cáp treo. Bởi như chúng tôi đây, vừa được chính những người trong cuộc kể lại mà hình dung còn chẳng hết.

Nhưng điều quan trọng nhất, là khi cáp treo đã hoạt động trơn tru, đưa hàng triệu lượt khách đến đỉnh Fansipan, thì những con người ấy giờ đây có thể tự hào nhìn lại thành quả của mình. Đó là niềm hạnh phúc đối với họ, và cũng là hạnh phúc cả với chúng ta về công trình đầy dấu ấn này.

BÀI VIẾT: NGỌC ÁNH; ẢNH: QUÝ NGUYỄN; CLIP: KINGPROTHIẾT KẾ: JORDY, MINH THẦN KÌ

Cùng chuyên mục
XEM