Chuyên gia tâm lý: Muốn con vâng lời, không phản pháo, cha mẹ nên thêm 10 quy luật này vào trong cách giáo dục

27/06/2022 10:32 AM | Sống

Con ngoan, hiếu thảo, có tương lai sáng, phần lớn nhờ công bồi dưỡng ngay từ nhỏ của cha mẹ.

Giáo dục gia đình thực chất là một môn nghệ thuật, nếu cha mẹ không đánh động được vào trong lòng con trẻ thì những điều cha mẹ dạy dỗ đối với trẻ thường sẽ rất nhạt nhẽo và vô dụng. Vì vậy, trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ nên cố gắng tìm hiểu tác động tích cực và tiêu cực của một số "quy luật tâm lý", từ đó dạy con đúng cách hơn và tránh để lại vết thương tâm hồn trong con trẻ.

1. Hiệu ứng Rosenthal

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Rosenthal đã từng làm một thí nghiệm như thế này:

Ông chia ngẫu nhiên một đàn chuột thành hai nhóm: nhóm A và nhóm B, ông nói với người chăn nuôi nhóm A rằng những con chuột trong nhóm này rất thông minh; đồng thời, ông ta nói với người chăn nuôi nhóm B rằng trí thông minh của những con chuột trong nhóm của anh ấy rất tầm thường. Vài tháng sau, giáo sư đã thử nghiệm hai nhóm chuột qua mê cung và phát hiện ra rằng những con chuột ở nhóm A thực sự thông minh hơn những con chuột ở nhóm B. Chúng có thể ra khỏi mê cung và tìm thức ăn trước. Hiệu ứng này cũng có thể xảy ra với con người.

Mỗi người trong cuộc sống đều tiếp nhận ám thị tâm lý như thế này. Có khi ám thị là tích cực, cũng có khi là tiêu cực. Cha mẹ là người mà trẻ yêu thương, tin tưởng và dựa dẫm nhiều nhất, đồng thời cũng là người phát ra các ám thị tâm lý với trẻ. Nếu đó là một ám thị tiêu cực, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên khẳng định tích cực cho trẻ, nuôi dưỡng trái tim trẻ bằng những nụ cười tán thưởng và những lời động viên.

2. Hiệu ứng vượt quá giới hạn

Nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain mới đầu khi nghe mục sử giảng, ông cảm thấy rất hay, ông đã có ý quyên góp. Nhưng sau 10 phút, mục sư vẫn chưa nói xong, khiến Mark Twain trở nên mất kiên nhẫn và quyết định chỉ quyên góp một ít tiền lẻ. Sau 10 phút nữa, mục sư vẫn chưa nói xong nên ông quyết định không quyên góp nữa, thậm chí còn lấy trộm vài bạc lẻ trong đĩa quên tiền.

Loại hiện tượng tâm lý này là do bị kích thích quá nhiều gây ra tâm lý nóng nảy hoặc phản kháng cực độ.

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ thường sẽ lặp đi lặp lại lời phê bình đó nhiều lần, khiến trẻ đi từ cảm giác áy náy chuyển sang nóng nảy và chán ghét. Vì vậy, việc răng đe con không nên vượt quá giới hạn cho phép.

3. Hiệu ứng Westerners

Có một ông lão đuổi bọn trẻ làm ồn trước nhà ông bằng cách đưa cho mỗi đứa trẻ 1 đồng và nói với những đứa trẻ hàng ngày cứ qua đây chơi ông sẽ cho thêm tiền. Hôm sau, bọn trẻ lại đến chơi, ông lão cho chúng 2 đồng. Cứ như vậy đến ngày thứ 5, ông lão không cho chúng tiền nữa, kể từ đó bọn trẻ không còn đến nhà ông chơi đùa nữa. Có thể thấy ông lão đã biến động cơ đến đây chơi vui của những đứa trẻ thành động cơ đến đây vì tiền và khi không còn được cho tiền nữa thì chúng cũng không còn muốn chơi.

Các bậc cha mẹ thường dùng những cơ chế khen thưởng không phù hợp, vô tình làm giảm hứng thú học tập của trẻ từng chút một. Về học tập, cha mẹ nên hướng cho con lập nên lý tưởng cao của riêng chúng, nâng cao hứng thú học tập, giúp trẻ có được niềm vui trong học tập hơn, thay vì chuyển động cơ của chúng sang vật chất.

Chuyên gia tâm lý: Muốn con vâng lời, không phản pháo, cha mẹ nên thêm 10 quy luật này vào trong cách giáo dục - Ảnh 1.

4. Hiệu ứng gió nam

Hiệu ứng này bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn được viết bởi nhà văn Pháp La Fontaine:

Gió bắc và gió nam thách đấu nhau xem ai có thể thổi bay được chiếc áo của người đi đường. Gió bắc bắt đầu thổi, ra sức thổi thật mạnh nhưng nó không khiến người đi đường bị bay áo ngược lại do quá lạnh người ta càng cuốn chặt và mặc nhiều áo hơn. Gió nam thổi những cơn gió thật nhẹ, thoang thoảng cùng với một chút nắng. Người ta yêu trước khoảnh khắc đó và muốn cởi chiếc áo của mình ra để tận hưởng bầu không khí đó. Và kết quả chiến thắng đã thuộc về gió Nam.

Qua đó, cha mẹ có được một bài học, đó là không nên áp dụng các biện pháp dạy dỗ kiểu "gió bắc", ví như la mắng, dọa nạt, v.v..

5. Hiệu ứng thùng gỗ

Những chiếc thùng gỗ được tạo nên bởi rất nhiều những mảnh ghép dài, ngắn khác nhau. Tuy nhiên, lượng nước chứa được bao nhiêu lại do những thanh gỗ ngắn nhất quyết định.

Thành tích các môn học của trẻ giống như một cái thùng gỗ lớn, và điểm của mỗi môn học là một phần không thể thiếu tạo nên cái thùng gỗ đó. Để thành tích học tập của con trẻ tốt không thể phụ thuộc vào thành tích xuất sắc của một số môn học, mà phải phụ thuộc vào tình hình chung, đặc biệt là vào một số môn mà trẻ yếu.

6. Hiệu ứng Hawthorne

Nhà máy Hawthorne ở ngoại ô Chicago, Hoa Kỳ có chế độ đãi ngộ rất tốt nhưng công nhân vẫn phẫn nộ bất bình. Sau đó, các nhà tâm lý học đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt. Trong hai năm, các chuyên gia đã phỏng vấn riêng hơn 20.000 công nhân và trong cuộc trò chuyện, họ luôn kiên nhẫn lắng nghe những ý kiến và bất bình của những công nhân chống lại nhà máy.

Thí nghiệm trò chuyện đã mang lại kết quả bất ngờ: giá trị sản xuất ở nhà máy Hawthorne đã tăng lên đáng kể.

Trẻ con chắc chắn sẽ có những bối rối hoặc không hài lòng trong quá trình học tập và trưởng thành dồn nén ở trong lòng. Là một phụ huynh, bạn nên cố gắng dành thời gian nói chuyện với con, để con tâm sự với cha mẹ. Sau khi trẻ được trút bỏ tản đá trong lòng, chúng sẽ ra sức học tập nhiều hơn.

Chuyên gia tâm lý: Muốn con vâng lời, không phản pháo, cha mẹ nên thêm 10 quy luật này vào trong cách giáo dục - Ảnh 2.

7. Hiệu ứng tăng và giảm

"Hiệu ứng tăng giảm" trong giao tiếp giữa các cá nhân có nghĩa là bất kỳ ai cũng muốn sự yêu thích của người khác đối với mình "liên tục tăng" chứ không phải "liên tục giảm".

Khi đánh giá trẻ, chúng ta cũng có thể sử dụng "hiệu ứng tăng và giảm", chẳng hạn, trước tiên hãy nói về những lỗi sai nhỏ không quá gây tổn thương, sau đó hãy khen ngợi chúng một cách thích hợp, v.v..

8. Hiệu ứng cánh bướm

Các nhà khoa học đã đưa ra một nhận định lý thuyết: một nguyên nhân rất nhỏ, trải qua một đoạn thời gian nhất định và kết hợp với các yếu tố khác, có thể phát triển thành một lực ảnh hưởng rất lớn và phức tạp.

"Hiệu ứng cánh bướm" cho chúng ta thấy rằng giáo dục trẻ em không phải là chuyện nhỏ. Việc diễn đạt một câu hay xử lý một việc, nếu sai và tùy tiện cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng, trì hoãn cuộc sống của trẻ.

9. Hiệu ứng dán nhãn

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi Hoa Kỳ cho các tù nhân ra tiền tuyến, các chuyên gia yêu cầu các tù nhân viết thư cho người thân về việc họ đã chấp hành mệnh lệnh và dũng cảm như thế nào. Kết quả là thành tích của những tù binh này trên chiến trường không thua gì quân chính quy, họ đã chấp hành mệnh lệnh và chiến đấu dũng cảm như những gì họ đã nói trong thư. Đây là "hiệu ứng dán nhãn", hay còn gọi là hiệu ứng ám thị.

Quy luật tâm lý này có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục gia đình. Nếu chúng ta cứ mắng con "ngu ngốc", "đầu lợn", "sao con ngu thế", theo thời gian, trẻ có thể thực sự trở thành những gì mà cha mẹ mắng.

10. Hiệu ứng đặt một chân vào cửa

Trong cuộc sống hàng ngày thường có hiện tượng như thế này: khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu ngay từ đầu bạn đưa ra yêu cầu cao thì rất dễ bị từ chối, nhưng nếu bạn đưa ra những yêu cầu nhỏ trước, người khác đồng ý rồi, sau đó bạn mới tiếp tục đưa ra các yêu cầu cao sau, thì các yêu cầu cao đó sẽ dễ được đồng ý hơn. Đó là hiệu ứng đặt một chân vào cửa.

Trong giáo dục gia đình, chúng ta cũng có thể sử dụng hiệu ứng này. Ví dụ, đầu tiên hãy đặt yêu cầu thấp cho trẻ, sau khi trẻ làm theo yêu cầu, hãy khẳng định, khen ngợi và thậm chí là khen thưởng, sau đó hãy tăng dần yêu cầu để trẻ sẵn sàng làm theo một cách bền bỉ và tích cực.

Trần Anh

Cùng chuyên mục
XEM