Chỉ có vỏn vẹn 250 ngàn trong túi, người đàn ông ôm chữ ‘LIỀU’, xoay người dựng nên mạng lưới phân phối thực phẩm hùng bá một phương
7 giờ sáng, Lữ Kim Cương bắt đầu một ngày bận rộn như thường lệ. Anh luôn là người đi làm đầu tiên và cũng là người tan ca cuối cùng, đó cũng là niềm vui của anh, vì khi rảnh rỗi thì anh sẽ cảm thấy rất khó chịu. Thế là, chỉ trong vòng hơn 10 năm, một truyền kỳ đã ra đời.
Máy chấm công đã sản xuất ra một người cuồng công việc
Chủ tịch công ty Huahui International, chủ tịch công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Tứ Xuyên Huiji, chủ tịch công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Thành Đô Hualong, v.v. Đó là những danh hiệu đáng ngưỡng mộ hiện tại của Lữ Kim Cương (Trung Quốc), nhưng vào năm 1990, anh chỉ là một chàng trai nghèo 17 tuổi đến từ Nghi Tân, Nam Khê, với vỏn vẹn 70 nhân dân tệ (tương đương 250 ngàn đồng) trong người.
Trong 5 năm tiếp theo, người vừa không có tiền vừa không có mối quan hệ như Lữ Kim Cương đã phải làm đầu bếp, tài xế giao hàng và nhân viên bán hàng, v.v.. Dù vị trí công việc không lý tưởng nhưng anh vẫn kiên trì và tích lũy được "thùng vàng" đầu tiên trong đời của mình, "thùng vàng" đó không phải là tiền, mà là nguồn lực quý giá từ số lượng lớn các công ty thực phẩm, công ty bán lẻ cũng như các kinh nghiệm tiếp thị phong phú có liên quan.
Tận dụng "thùng vàng" đó, Lữ Kim Cương đã gom góp mấy vạn nhân dân tệ để đầu tư và thành lập công ty TNHH thực phẩm Thành Đô Hualong vào năm 1996, và bắt đầu trở thành một đại lý thực phẩm. Lúc mới thành lập công ty chỉ có 5 người rất đáng thương, lâu ngày công việc kinh doanh cũng không có khởi sắc. Tuy nhiên, khi đó không ngờ Lữ Kim Cương đã mạo hiểm làm một điều "ngu ngốc" mà hầu như chẳng ai muốn làm, anh dùng 3.800 tệ, chiếm hơn 10% tổng số vốn, để mua một chiếc máy chấm công, thời điểm đó, máy chấm công chưa phổ biến ở nhiều công ty lớn. Lữ Kim Cương nói rằng anh làm vậy là để nhắc nhở bản thân phải làm việc chăm chỉ và như dự liệu chiếc máy chấm công đó cũng đã chứng kiến những nỗ lực gần như điên rồ của anh. Từ khi thành lập công ty đến nay, Lữ Kim Cương luôn là người đi làm đầu tiên và cũng là người tan ca trễ nhất.
Những nỗ lực của Lữ Kim Cương đã được đền đáp xứng đáng. Đến năm 2000, Hualong Foods đã thành công trở thành đại lý cho hàng chục thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng mạng lưới bán hàng với độ phủ 100% các siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở Tứ Xuyên, hùng bá một phương.
Bước đi gan dạ sáng suốt
"Sự thành công hay thất bại của việc phát triển sản phẩm và bán hàng là phụ thuộc vào thị trường. Tôi sẽ không bao giờ kinh doanh sản phẩm mà không có thị trường." Lữ Kim Cương chia sẻ.
Lữ Kim Cương là một chiến binh dũng cảm, anh ấy dường như luôn quên mình trong các trận chiến kinh doanh, nhưng những ai đã quen biết anh ấy thì đều biết rằng ông chủ trẻ này thực ra là loại vừa có dũng vừa có mưu.
Trong một lần đến An Huy, anh xem chi tiết quy trình sản xuất hạt dưa rồi mới chợt nhận ra, hóa ra cách chế biến hạt dưa không phải là xào, mà là phải dùng các vị thảo dược làm phụ liệu, trải qua các bước ngâm, hấp, luộc, sấy khô và các quy trình sản xuất khác mới có thể cho ra thành quả. Vì vậy, Lữ Kim Cương đã nảy ra một ý tưởng: tại sao không chuyển công nghệ này đến Thành Đô và tự sản xuất hạt dưa?
Ý tưởng này không giành được sự ủng hộ của những người xung quanh, nhưng vào tháng 8 năm 2001, Lữ Kim Cương đã đầu tư 5 triệu nhân dân tệ để thành lập công ty TNHH Huiji Food. Gần như chỉ sau một đêm, hạt dưa Huiji đã tung hoành khắp Tứ Xuyên và Tây Nam Trung Quốc. Kể từ đó, loạt đậu phụ khô Huiji và các sản phẩm khác cũng dần trở nên đắt hàng.
Thế chấp tương lai để lấy uy tín
Tuy nhiên, quá trình phát triển của hai thương hiệu trên cũng không được thuận buồm xuôi gió, đặc biệt là từ năm 2002 đến 2003, Huiji gặp phải tình trạng thiếu vốn trầm trọng, dù Lữ Kim Cương chạy vạy khắp các ngân hàng một khoảng thời gian dài cũng không tìm ra được giải pháp. Vậy thì phải làm sao bây giờ? Anh ta quyết định sử dụng sự uy tín của mình để đánh cược.
Lữ Kim Cương đã lấy hết tài sản của mình, bao gồm cả bất động sản để làm thế chấp và ký một lời hứa sẽ trả nợ suốt đời: "Tôi đã đầu tư cả tương lai của mình vào đó."
Cách làm của ông đã giành được sự tín nhiệm của nhiều ngân hàng, thành công lấy được vốn, Huiji một lần nữa được vực dậy.
"Đây là khoảng thời gian căng thẳng nhất đối với tôi trong 8 năm làm Huiji, nhưng áp lực là một quá trình mà người quản lý bắt buộc phải trải qua." Lữ Kim Cương thẳng thắng chia sẻ.