Chuyên gia Phạm Lưu Hưng chỉ cách giúp nhà đầu tư F0 lựa chọn được nhà môi giới có tâm, đồng hành trên con đường đầu tư chứng khoán

14/07/2022 11:20 AM | Kinh doanh

Dù là kinh tế trưởng SSI nhưng ông Phạm Lưu Hưng cho biết mình vẫn cần các môi giới đồng hành để kiểm tra lại những lần ra quyết định trong đầu tư chứng khoán.

Môi giới chứng khoán là một trong các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Cụ thể khoản 29 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định khái niệm như sau “Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.”

Môi giới chứng khoán là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng, môi giới chứng khoán có thể là tổ chức, cá nhân hay công ty đưa ra những lời khuyên đúng đắn và vạch ra những hướng giao dịch sinh lợi cho khách hàng. Đây là những người chịu trách nhiệm bao gồm tư vấn chứng khoán, phân tích cơ hội đầu tư và chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, không phải nhà đầu tư nào cũng sử dụng dịch vụ môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán. Liệu nhà đầu tư có cần một người đồng hành cùng mình trong quá trình đầu tư?

Với tư cách là Kinh tế trưởng công ty chứng khoán SSI, cũng là người có nhiều kinh nghiệm trên thị trường nhưng ông Phạm Lưu Hưng cho biết mình cũng có sử dụng dịch vụ môi giới để phục vụ cho công việc đầu tư. Trong talkshow Bí mật đồng tiền số 29 với chủ đề Đôi bạn cùng tiến phát sóng trên VTV Digital, ông Hưng giải thích lý do:

“Trước đây tôi nghĩ giao dịch online rất thuận tiện mình chẳngả cần giao tiếp với ai cả, cả cần giao tiếp giữa người và người. Nhưng cuối cùng tôi nghĩ trong giao dịch chứng khoán giao tiếp giữa người với người rất quan trọng. Nhiều khi mình vẫn cần các môi giới, vì khi mình đặt lệnh cần có ai đấy hỏi lại tại sao đặt lệnh này. Và lúc đó trong một thời gian rất ngắn mình sẽ phải giải thích cho bạn tại sao mình đặt lệnh mua hay bán cổ phiếu đó. Và khi mình giải thích thành công giống như mình đã biết chắc chắn mình làm gì. Còn nếu trong quá trình giải thích mình nhận ra mình hơi sai sai thì mình nên dừng cái lệnh lại để suy nghĩ thêm. Nếu cố thêm vài giây thì có khi mình mất thêm cả năm để bù lỗ”.

Chuyên gia Phạm Lưu Hưng chỉ cách giúp nhà đầu tư F0 lựa chọn được nhà môi giới có tâm, đồng hành trên con đường đầu tư chứng khoán - Ảnh 1.

Những tiêu chí lựa chọn môi giới chứng khoán

Tuổi tác phụ thuộc vào phong cách đầu tư

Nên lựa chọn nhà môi giới trẻ tuổi hay người nhiều tuổi là câu hỏi được đặt ra cho ông Phạm Lưu Hưng trong một chương trình khác cách đây không lâu. Theo Kinh tế trưởng SSI, điều này phụ thuộc vào khẩu vị của từng nhà đầu tư. Có những nhà đầu tư thích có tuổi, có kinh nghiệm đầu tư trên thị trường và muốn đầu tư dài hạn thì sẽ thích những nhà môi giới lớn tuổi. Trong khi đó một số nhà đầu tư trẻ, giao dịch liên tục, tham gia thị trường phái sinh. Họ chỉ đầu tư lướt sóng 1-2 tuần thì thường thích tư vấn trẻ hơn vì cập nhật thị trường nhanh hơn, tư vấn sản phẩm nhanh hơn, công nghệ tốt hơn. 

Cẩn trọng với cam kết chưa bao giờ lỗ

Đầu tư trên thị trường mà chưa bao giờ lỗ thì rất hiếm trừ khi chúng ta giỏi photoshop, chứ rất khó. Ở SSI, nếu mọi người hỏi thì bạn môi giới quản lý tài sản của tôi thì là người photoshop giỏi nhất SSI. Các bạn mà hỏi danh mục anh X30 thì quá dễ đối với tôi”, ông Phạm Lưu Hưng trả lời hài hước.

Tuy nhiên việc quan tâm đến hiệu suất đầu tư của người môi giới theo ông Hưng cũng có phần đúng ở khía cạnh lịch sử đầu tư. Lời khuyên của chuyên gia này là hãy đặt câu hỏi trong giai đoạn thị trường giảm người môi giới đã làm gì giúp nhà đầu tư không thua lỗ, bảo vệ tài sản như thế nào. Khi thị trường đi xuống là vai trò của môi giới giai đoạn quan trọng hơn khi thị trường đi lên. Lý do Kinh tế trưởng SSI đưa ra bởi quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị rủi ro. Khi chọn môi giới trải qua những giai đoạn thị trường đi xuống như năm 2014, 2018, 2020 hay 2022 giúp được nhà đầu giảm lỗ thấp sẽ là lựa chọn tốt. 

Làm sao khi đầu tư ít tiền thì ít có cơ hội tiếp cận tư vấn tốt?

Thực tế đối với những nhà đầu tư mới có số vốn ít thường sẽ chỉ tiếp xúc được với những môi giới trẻ, mới ra trường hoặc mới làm 1-2 năm. Theo ông Phạm Lưu Hưng, đây cũng là điều tốt bởi điều quan trọng với mỗi người là vây quanh mình những người có cùng suy nghĩ. Lời khuyên của ông Hưng là hãy xem nhưng môi giới trẻ này là người bạn, cùng giúp đỡ nhau trong đầu tư. Mặc dù họ có thể trẻ tuổi nhưng vẫn có kiến thức, tiếp xúc với đầu tư nhiều hơn những người mới vào thị trường. Ngoài ra vì trẻ tuổi nên họ sẽ có nhiều nhiệt huyết để tìm hiểu, nghiên cứu và giúp đỡ được nhiều trong quá trình bạn đầu tư. 

Mộc An

Cùng chuyên mục
XEM