Chuyên gia dạy trẻ cách tự thoát khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục
Một loạt vụ việc quấy rối tình dục trẻ em đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn xâm hại tình dục, đặc biệt nghiêm trọng nạn nhân lại là những đứa trẻ, không có đủ hành vi và nhận thức về việc bị xâm hại.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Thu Hương, giảng viên Đại học sư phạm về vấn đề này.
Phóng viên: Trong xã hội hiện nay, những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em có tính phổ biến hay không thưa bà?
TS Vũ Thu Hương: Theo các báo cáo của tòa án các cấp cho thấy khoảng 80% số vụ xâm hại tình dục đã xét xử từ năm 2008 - 2013 có nạn nhân là trẻ em.
Đó là chưa kể, theo điều tra của Tổ chức nhân đạo Quốc tế, có đến 78% số trẻ em Hà Nội khai nhận đã từng bị xâm hại giới (sàm sỡ, xâm hại hoặc có hành vi dụ dỗ trẻ dâm ô). Có lẽ con số này sẽ khiến cha mẹ giật mình và hoảng sợ.
Phóng viên: Đâu là nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đáng tiếc như vậy, sự suy đồi của đạo đức xã hội hay do những người làm cha mẹ không làm đủ trách nhiệm để bảo vệ con em của mình, thưa bà?
TS Vũ Thu Hương: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà nguyên nhân đầu tiên là đám trẻ không được trang bị kĩ năng phòng tránh xâm hại cho chính mình.
Bọn trẻ ngày nay cũng không được dạy cách giữ khoảng cách đối với người khác giới.
Cha mẹ cũng không khuyên nhủ con trẻ cách cư xử cho hợp lý, tránh ăn mặc hở hang hay cách đi đứng kín đáo, giữ gìn. Tất cả những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những chuyện xấu xảy ra.
Cha mẹ cần dạy cho trẻ quỹ tắc bàn tay, theo đó, tâm vòng tròn trong lòng bàn tay dành cho người ruột thịt, trẻ được quyền vòng tay ôm hôn, bế ẵm, tắm rửa, ngồi vào lòng, ngủ chung.
Vòng tròn tiếp theo dành cho người thân như họ hàng, thầy cô, bạn bè, họ được quyền nắm tay thân mật như xoa đầu, vuốt tóc, vỗ vai.
Vòng tròn thứ 3 dành cho người quen, hàng xóm, bạn bè của cha mẹ, trẻ được quyền bắt tay, chào hỏi trò chuyện.
Vòng tròn thứ 4 dành cho người lạ, trẻ chỉ được vẫy tay chào, tạm biệt.
Ngoài tất cả những vòng tròn này, cần dạy bé xua tay, không tiếp xúc, đụng chạm, nói chuyện, khi người lạ chạm vào bất cứ vùng nào trên cơ thể bé cần lên tiếng, tỏ thái độ như hét to, bỏ chạy hoặc nhờ người thân giúp đỡ.
Phóng viên: Xin chị có thể tư vấn cho các bậc làm cha làm mẹ cách tốt nhất để giáo dục, hướng dẫn con em mình trước những hành vi đáng lên án nói trên?
TS Vũ Thu Hương: Điều đơn giản nhất là cha mẹ cho con mặc đồ lót từ sớm, chừng 3 tuổi rồi dặn con: Khu vực cơ thể bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm. Ai động vào khu vực đó của con là người xấu hết dù đó là người thân thiết đến thế nào.
Đây là Quy tắc đồ lót. Đám trẻ biết được Quy tắc đồ lót này thì sẽ có thể giữ gìn bản thân tránh khỏi phần lớn các nguy cơ bị xâm hại.
Phóng viên: Với những đứa trẻ độ tuổi còn nhỏ có thể học và làm theo Quy tác đồ lót này được không? Làm cách nào để trẻ có thể tiếp thu nhanh và đúng nhất?
TS Vũ Thu Hương: Theo tôi, khi các cháu mới chừng 3, 4 tuổi, bọn trẻ chưa đủ nhận thức để hiểu sâu xa hơn những gì cha mẹ nói.
Cách truyền đạt dễ nhất là thông báo nguyên tắc rồi tập phản xạ cho con bằng những tình huống giả định. Đám trẻ được thực hành vài lần với các tình huống giả định sẽ tạo được phản xạ phòng vệ phù hợp và hiệu quả.
Theo TS Hương, cần dạy cho trẻ quy tắc đồ lót, tức là khu vực cơ thể bên trong đồ lót của trẻ là bất khả xâm phạm. Ai động vào khu vực đó của con là người xấu hết dù đó là người thân thiết đến thế nào. Đây là Quy tắc đồ lót.
Đám trẻ biết được Quy tắc đồ lót này thì sẽ có thể giữ gìn bản thân tránh khỏi phần lớn các nguy cơ bị xâm hại.
Phóng viên: Nhiều bậc cha mẹ hoặc người lớn vẫn có thói quen “chạm vào vùng kín” của trẻ nhỏ như một cách trêu ghẹo trẻ. Theo chị điều này có nên không, có ảnh hưởng gì đến sự phát triển giới tính của trẻ?
TS Vũ Thu Hương: Chính hành động trêu ghẹo này của cha mẹ cũng bị xếp vào dạng sàm sỡ trẻ. Việc liên tục bị như vậy khiến trẻ mất đi thói quen phòng vệ và dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho kẻ xấu.
Chưa kể, nếu trêu đùa quá trớn hoặc rửa vệ sinh cho con quá kĩ ở vùng kín, con có thể bị kích thích và sẽ có khả năng nảy sinh nhu cầu sớm hơn nhiều so với tuổi của mình.
Tình trạng các cháu mầm non nghịch bộ phận sinh dục khá nhiều cũng một phần do nguyên nhân này.
Phóng viên: Đối với trẻ nhỏ chị có cách nào để có thể dạy cho trẻ về giới tính không?
TS Vũ Thu Hương: Có một Quy tắc bàn tay do Th.S Lan Hải tìm ra. Theo đó, tâm vòng tròn trong lòng bàn tay dành cho người ruột thịt, trẻ được quyền vòng tay ôm hôn, bế ẵm, tắm rửa, ngồi vào lòng, ngủ chung.
Vòng tròn tiếp theo dành cho người thân như họ hàng, thầy cô, bạn bè, họ được quyền nắm tay thân mật như xoa đầu, vuốt tóc, vỗ vai.
Vòng tròn thứ 3 dành cho người quen, hàng xóm, bạn bè của cha mẹ, trẻ được quyền bắt tay, chào hỏi trò chuyện. Vòng tròn thứ 4 dành cho người lạ, trẻ chỉ được vẫy tay chào, tạm biệt.
Ngoài tất cả những vòng tròn này, cần dạy bé xua tay, không tiếp xúc, đụng chạm, nói chuyện, khi người lạ chạm vào bất cứ vùng nào trên cơ thể bé cần lên tiếng, tỏ thái độ như hét to, bỏ chạy hoặc nhờ người thân giúp đỡ.
Phóng viên: Là một nhà giáo dục, theo chị nên dạy các cháu nhỏ về giới tính như thế nào cho phù hợp?
TS Vũ Thu Hương: Theo tôi, khi các cháu còn học mầm non, nên dạy con quy tắc đồ lót.
Khi con lên 6, nên giải đáp cho con về quá trình hình thành 1 em bé. Sau đó mỗi năm, bài học tăng dần mức độ khó và giải đáp các thắc mắc của con theo khoa học.
Đến khi con dậy thì, cha mẹ cần đề cập nghiêm túc hơn về các vấn đề giới tính và tình dục, đặc biệt là các hậu quả có thể gặp phải khi quan hệ tình dục quá sớm.
Phóng viên: Như vậy giáo dục giới tính cho trẻ là rất cần thiết phải không, thưa bà?
TS Vũ Thu Hương: Đây là 1 trong những bài học quan trọng nhất mà mỗi đứa trẻ cần học. Sống an toàn là mục tiêu cao nhất trong mọi mục tiêu giáo dục.
Phóng viên: Xin cảm ơn bà!