Chuyên gia Anh: Mạng xã hội - "Người hùng" đằng sau chiến thắng bất ngờ của Donald Trump
Chuyên gia mạng xã hội Richard Dron thuộc ĐH Salford (Anh) nhận định lý do đằng sau chiến thắng bất ngờ của Trump nằm ở sức ảnh hưởng trên mạng xã hội của ông.
Chuyên gia mạng xã hội Richard Dron thuộc ĐH Salford tại Manchester (Anh) nhận định rằng, Trump chiến thắng trong mùa bầu cử 2016 vì mức độ ảnh hưởng trên mạng xã hội như Twitter và Facebook của ứng viên Cộng hòa vượt xa đối thủ Hillary Clinton.
Nhìn từ bài học trưng cầu dân ý Brexit, Dron tin rằng yếu tố này góp phần quan trọng vào chiến thắng của Trump.
Trong bài blog được đăng tải trên trang web của khoa Kinh doanh thuộc ĐH Salford, chuyên gia Dron viết:
"Trên mạng xã hội, dường như những thông điệp của Trump được nhiều người đón nhận hơn Clinton. Có phải mạng xã hội đang mô phỏng tình trạng thực của một trong những quốc gia sở hữu mạng lưới kết nối công nghệ lớn nhất thế giới?
Chúng ta nhận thấy các dấu hiệu tương tự khi tìm hiểu về chiến dịch trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời EU. Trong khi các quan điểm của Nigel Farage (thủ lĩnh Brexit) chiếm thế thượng phong trong đa số các cuộc trang luận trên mạng xã hội, thì quan điểm của David Cameron lu mờ.
Khi nghiên cứu mạng xã hội, chúng ta phải tìm ra quy mô của các đám đông theo đuổi từng thái cực. Theo hội chứng đám đông, phe nào càng đông người thì càng dễ lôi kéo thêm những nhân tố mới tham gia.
Ban vận động của Clinton tập trung vào việc giành được các bang trọng yếu trong kỳ bầu cử trước, bao gồm Florida, Colorado và Virginia. Nhưng tôi không nghĩ Trump cần phải thắng những bang này để có thể chiến thắng chung cuộc. Ông chỉ cần nhấn mạnh các thông điệp chính cho cộng đồng thất nghiệp ở các bang Trung Tây.
Một trong những lý do chính của việc lựa chọn rời EU lại được ủng hộ đến vậy, vì nhiều người tin rằng tất cả những gì "sai trái" ở nước Anh hiện tại có thể được giải quyết chỉ bằng một lá phiếu "rời EU"!
Trump đã làm điều tương tự với tất cả những người bị "vỡ mộng" với Giấc mơ Mỹ. Xây tường ngăn với Mexico chỉ là ví dụ của loạt hành động bị cảm xúc dẫn đường như vậy.
Họ đã sẵn sàng bỏ phiếu. Nhiều người Anh đang tỏ ra hối tiếc vì đã chọn rời EU, nhưng tại thời điểm bỏ phiếu, chẳng có chính phủ hay phe phái nào. Họ chỉ có một mình với lá phiếu trong tay.
Không ai được chứng kiến người khác bỏ phiếu. Đây là một điều rất riêng tư. Khi đó, không có biểu tình, không có điền bừa, cũng chẳng có Đảng Dở hơi nào tồn tại.
Vì không còn quy định và phẫn nộ về hệ thống chính trị rách nát, người dân Mỹ sẽ bầu cho Trump giống như khi người Anh bỏ phiếu rời EU. Họ chẳng cần phải đồng ý với ông, thậm chí chẳng cần phải ủng hộ với những chính sách của ông. Một số người có thể bỏ phiếu chỉ để tỏ sự bất mãn, chống đối với thực tại.