Chuẩn bị đón hè rực cháy nhưng Công viên nước Hồ Tây lại dự kiến lượng khách giảm 20% so với năm ngoái

08/05/2023 09:55 AM | Kinh doanh

Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Haseco - HES) đã lấy lại được lợi nhuận sau 2 năm liên tiếp thua lỗ vì Covid. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận năm 2023 được đặt ra thận trọng, trên cơ sở lợi nhuận từ công viên nước dự kiến giảm 8 tỷ đồng.

Chuẩn bị đón hè rực cháy nhưng Công viên nước Hồ Tây lại dự kiến lượng khách giảm 20% so với năm ngoái - Ảnh 1.

Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Haseco -HES) ghi nhận doanh thu 136 tỷ đồng, tăng 6 lần so với năm 2021.

Năm 2022, HES đón 434.058 lượt khách, tăng 428.650 lượt khách, tương đương 271,1% so với năm 2021. Doanh thu từ các hoạt động tự doanh tại công viên đạt 100,6 tỷ đồng và doanh thu tour du lịch (phát sinh ngoài công viên) đạt 35,5 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ các loại chi phí, Haseco lãi ròng 18,5 tỷ đồng, lấy lại lợi nhuận sau 2 năm thua lỗ liên tiếp vì Covid-19. Lợi nhuận năm kinh doanh 2022 còn cao hơn thời điểm trước dịch Covid (năm 2019) nhờ việc cải thiện biên lợi nhuận gộp.

Chuẩn bị đón hè rực cháy nhưng Công viên nước Hồ Tây lại dự kiến lượng khách giảm 20% so với năm ngoái - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh HES. Nguồn Fireant

Năm 2023, Haseco đặt mục tiêu đón 352.694 lượt khách và đẩy mạnh lượng khách đi tour. Tổng doanh thu ước tính tăng 2,5% so với thực hiện năm 2022 lên 139,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức lợi nhuận kế hoạch giảm 61,5% xuống còn 7,1 tỷ đồng do lợi nhuận từ công viên nước dự kiến giảm 8 tỷ đồng; tiền thuế GTGT năm 2022 được giảm 2% làm tăng lợi nhuận tương ứng hơn 2 tỷ đồng, năm 2023 không có khoản này; tiền thuê đất năm 2023 tăng 2,03 tỷ đồng, tương ứng làm giảm lợi nhuận 2,03 tỷ đồng.

Lượng khách đến công viên nước trong năm 2022 đạt 419.028 lượt người, theo kế hoạch năm 2023 giảm 20%, còn 336.913 lượt người.

Chuẩn bị đón hè rực cháy nhưng Công viên nước Hồ Tây lại dự kiến lượng khách giảm 20% so với năm ngoái - Ảnh 3.

Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội thành lập năm 1998 với vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ đồng và hiện nay là 100 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là vui chơi giải trí các trò chơi dưới nước và trên cạn, dịch vụ văn hóa văn nghệ, dịch vụ thể thao rèn luyện thân thể.

Ngày 19/5/2000, công viên nước Hồ Tây chính thức khai trương và đi vào hoạt động với diện tích 6,4 ha. Công viên nước gồm 14 khu trò chơi dưới nước, toàn bộ trang thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn quy định của Hiệp hội Công viên nước thế giới.

Gần 2 tháng sau, khu vui chơi trên cạn rộng 1,7 ha nằm liền kề công viên nước ra đời và được đặt tên là Công viên Vầng Trăng, sau đổi thành Công viên Mặt trời mới.

Các sáng lập viên bao gồm: Ban Tài chính quản trị Thành ủy Hà Nội, tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Bưu điện Hà Nội, Công ty đầu tư khai thác Hồ Tây.

Hiện nay, công ty có 5 cổ đông lớn là các tổ chức, bao gồm:

Chuẩn bị đón hè rực cháy nhưng Công viên nước Hồ Tây lại dự kiến lượng khách giảm 20% so với năm ngoái - Ảnh 4.

Nguồn: HES

An Vũ

Cùng chuyên mục
XEM