Chưa đầy 5 phút, bạn sẽ hiểu bom hạt nhân có thể để lại hậu quả khủng khiếp tới mức nào?
Chúng ta ít nhiều ý thức được sự tàn phá và hậu quả để lại của chiến tranh hạt nhân qua các bộ phim điện ảnh, nhưng nếu một ngày nào đó phải đối diện chúng trong thực tế, bạn sẽ xử trí ra sao?
Đã hơn 70 năm kể từ khi vụ thả bom nguyên tử xảy ra tại thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản), cướp đi sinh mạng của gần 129 000 người và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho tới ngày nay. Thực tế là vẫn còn khoảng 15 000 đầu đạn hạt nhân chưa được sử dụng tới. Thậm chí trong số đó còn có những loại có sức công phá còn lớn hơn những loại đã từng được dùng ở thế chiến thứ 2. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh hạt nhân lại tái diễn?
Đoạn video dưới đây sẽ đi sâu vào tìm hiểu cách thức bom hạt nhân hoạt động và những tình huống con người phải đối mặt trong chiến tranh hạt nhân:
Sức công phá của bom nguyên tử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, thời gian trong ngày, cấu tạo, địa hình ở nơi mà nó rơi xuống: trên mặt đất hay trong không khí.
Theo đoạn video, khoảng 35% năng lượng quả bom phát ra là bức xạ nhiệt. Vận tốc truyền đi của bức xạ nhiệt này xấp xỉ tốc độ ánh sáng, thế nên vài giây trước khi nhận thấy sự rung chuyển, hai thứ mà ta cảm nhận được đầu tiên là sức nóng và ánh sáng. Những ai không may đối diện với nó sẽ trải qua vài phút “mù sáng”, nghĩa là mắt sẽ không còn nhìn thấy gì.
Với quả bom nguyên tử nặng 1 tấn (gấp 80 lần quả bom Hiroshima), hiện tượng “mù sáng” xảy ra trong bán kính 21km vào ban ngày, 85km vào ban đêm. Sức nóng từ vụ nổ sẽ gây bỏng cấp độ 1 trong bán kính 11km, bỏng cấp độ 2 trong bán kính 10km và nặng nhất là cấp độ 3 trong bán kính 8km. Bỏng cấp độ 3 gây thương tật khoảng 24% diện tích cơ thể và có thể sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp như thế này, quần áo sáng màu sẽ làm tăng khả năng sống sót bởi nó hấp thụ nhiệt ít hơn so với quần áo tối màu.
Tại tâm của vụ nổ Hiroshima, nhiệt độ được ước tính lên tới 300 000 độ C. Năng lượng giải phóng trong vụ nổ hạt nhân giảm làm áp suất không khí thay đổi đột ngột, gây nên sự rung chuyển mạnh. Giả sử một quả bom nặng 1 tấn phát nổ trong bán kính 6km, nó sẽ gây áp lực tương đương 180 tấn lên toàn bộ 4 mặt tòa nhà với sức gió 255km/h. Ở bán kính 1km, con số này tăng lên gấp 4 lần, sức gió đạt 756km/h.
Về mặt vật lý, cơ thể chúng ta có khả năng chống chịu được những áp lực này mà không hề hấn gì. Tuy nhiên chính sự sụp đổ từ các tòa nhà (do gió và áp suất) mới là nguyên nhân gây ra cái chết trong các vụ đánh bom nguyên tử.