“Chịu chơi’ như Mastercard: Ra mắt thẻ ‘Mua trước, trả sau’ cấp vốn cho SMEs đầu tiên tại châu Á – Thái Bình Dương

16/11/2021 14:06 PM | Kinh doanh

Với tên gọi Mastercard Pay & Split, thẻ này cho phép các tổ chức tài chính cung cấp cho SMEs một giải pháp trả góp vòng lặp mở theo mạng lưới lần đầu tiên xuất hiện và có thể sử dụng ở 80 triệu điểm bán trên khắp thế giới. Mastercard hy vọng sản phẩm thẻ trả góp này sẽ giúp cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên hành trình phục hồi sau đại dịch.

Với tổng lượng hàng hóa toàn cầu mỗi năm của ngành công nghiệp "Mua trước, trả sau" (MTTS) lấy trọng tâm là người dùng được dự đoán sẽ vượt quá 1.000 tỷ USD vào năm 2025 , Mastercard vừa công bố bước tiến tiếp theo của mô hình thanh toán này bằng việc ra mắt thẻ thương mại mới dành riêng cho các SMEs.

Với tên gọi Mastercard Pay & Split, thẻ này cho phép các tổ chức tài chính cung cấp cho các SMEs một giải pháp trả góp vòng lặp mở theo mạng lưới lần đầu tiên xuất hiện và có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các SMEs bày tỏ sự quan tâm lớn tới các sản phẩm thương mại MTTS.

Theo một cuộc khảo sát được Mastercard ủy quyền thực hiện vào năm 2021, mức độ quan tâm đặc biệt cao tại Ấn Độ và Singapore, với lần lượt 77% và 80% doanh chủ được hỏi bày tỏ sự quan tâm dành cho sản phẩm trả góp dành riêng cho SMEs.

Trên phạm vi toàn cầu, 75% chủ SMEs đã từng sử dụng hình thức trả góp để mua hàng cá nhân chia sẻ: nhiều khả năng họ sẽ áp dụng các giải pháp thanh toán tương tự cho doanh nghiệp của mình .

Dựa trên sự quen thuộc của người tiêu dùng với các dịch vụ MTTS, sản phẩm thương mại mới của Mastercard được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu riêng của các SMEs, cho phép chủ thẻ chuyển đổi bất kỳ giao dịch mua từ 80 triệu điểm bán có chấp nhận thẻ Mastercard trên toàn thế giới thành các khoản trả góp hàng tháng hoặc định kỳ.

Bên cạnh đó, giải pháp Pay & Split giúp còn các doanh nghiệp quản lý dòng tiền tốt hơn, đồng thời loại bỏ sự phức tạp khi quản lý các kế hoạch thanh toán phân tán.

Trong thời điểm đại dịch, việc tiếp cận tín dụng hoặc tìm kiếm các khoản vay ưu đãi là một thách thức đối với SMEs - đặc biệt là những doanh nghiệp thiếu hồ sơ tài chính. Giải pháp Pay & Split cũng giải quyết việc cung cấp khả năng tiếp cận tài chính đơn giản hơn cho các SMEs, cũng như sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp này thiết lập lịch sử tín dụng.

Ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành của Mastercard, phụ trách Sản phẩm & Đổi mới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Tài chính luôn là một trở ngại đối với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng những tác động kinh tế của đại dịch đã thực sự khiến vấn đề này trở thành tâm điểm chú ý.

Nhiều chủ DN nhỏ dựa vào các hạn mức tín dụng cá nhân hoặc các bên cho vay phi ngân hàng để có nguồn vốn vận hành DN, đây không phải là điều kiện lý tưởng để tăng trưởng kinh doanh bền vững.

Giải pháp Mastercard Pay & Split mang lại cơ hội tín dụng mới cho các DN có thể không đáp ứng các yêu cầu nhất định đối với thẻ tín dụng thương mại truyền thống hoặc khoản vay có kỳ hạn, nhưng cần vốn lưu động để duy trì hoặc mở rộng hoạt động. Điều này cũng mở ra cánh cửa cho các DN tạo ra một bảng xếp hạng tín dụng, có thể được áp dụng cho các sản phẩm tín dụng phức tạp hơn khi DN phát triển sau này".

Các tổ chức tài chính có thể dễ dàng triển khai giải pháp Mastercard Pay & Split bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng phát hành thẻ hiện có, hoặc trao đổi với người quản lý dịch vụ khách hàng từ phía Mastercard về Dịch vụ Thanh toán Trả góp Mastercard.

Mã sản phẩm thương mại mới hiện đã được cung cấp cho các tổ chức phát hành thẻ SMEs trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho phép họ hỗ trợ chương trình thẻ thương mại mà trong đó mọi khoản thanh toán có thể được chia thành nhiều đợt theo các thông số do tổ chức phát hành thiết lập.

Mastercard hy vọng giải pháp này có thể giúp giải quyết nhu cầu về các lựa chọn tài chính linh hoạt của nhóm doanh nghiệp SMEs thua thiệt và giúp kích thích tăng trưởng tại nhiều cơ sở vận hành nhỏ hơn trong khu vực, trong thời điểm kinh tế còn nhiều bất ổn.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM