Bất chấp tranh cãi thuế xăng “móc túi” người dân, Bộ Tài chính quyết giữ nguyên thuế này ở mức 20%
Trước thông tin chính sách áp thuế nhập khẩu xăng dầu của Bộ Tài chính đang “móc túi” người dân, làm lợi cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính mới đây đã thông báo giảm thuế nhập khẩu dầu, nhưng giữ nguyên mức thuế nhập khẩu với xăng ở mức 20%.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 48/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Theo đó, Thông tư số 48/2016/TT-BTC quy định cụ thể mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng dầu như sau:
- Xăng khoáng và xăng sinh học: 20% ;
- Dầu Diezel và dầu Diezel sinh học: 7% ;
- Dầu madút: 7% ;
- Dầu hỏa: 7%;
- Xăng máy bay và nhiêu liệu động cơ máy bay: 7%.
Việc quy định mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng dầu tại Thông tư số 48/2016/TT-BTC nhằm góp phần hài hòa về mức thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (Biểu thuế MFN) và mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định thương mại song phương và khu vực.
Mức thuế này được áp dụng từ ngày 18/3/2016.
Đang có mức chênh lệch khá lớn giữa thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) và thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong ASEAN, FTA Việt Nam – Hàn Quốc và FTA ASEAN – Trung Quốc.
Cụ thể:
Do chênh lệch thuế suất này, doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam đã tăng mạnh lượng nhập khẩu từ các nước ASEAN và Hàn Quốc để hưởng lợi, do mức thuế để tính giá bán đến người tiêu dùng đối với 2 mặt hàng xăng và dầu này vẫn giữ nguyên ở mức 20% và 10%.