Chính sách thuế mới của Tổng thống Trump sẽ 'thổi bay' hàng nghìn tỷ USD ngân sách nước Mỹ?

27/04/2017 16:42 PM | Xã hội

Ngân sách Mỹ có thể sẽ mất 7 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới nếu thực hiện chính sách thuế mới của ông Trump.

Mới đây, kế hoạch giảm thuế doanh nghiệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hút sự chú ý của dư luận khi ông chủ Nhà Trắng muốn hạ từ mức 35% xuống 15%.

Tuy nhiên, các cố vấn của Tổng thống Trump đang vấp phải một vấn đề vô cùng khó khăn là làm sao thuyết phục được người dân rằng việc giảm thuế này sẽ không khiến ngân sách Mỹ thâm hụt thêm nữa. Theo đó, ngân sách Mỹ có thể sẽ mất 7 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới nếu thực hiện chính sách thuế mới của ông Trump.

Nhà Trắng cho rằng việc giảm thuế sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, gia tăng số việc làm và qua đó bù lại số chi phí đã mất. Trước đây, Cựu tổng thống Ronald Reagan và George W Bush cũng đã từng cắt giảm thuế thành công, đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

Ông Trump có kế hoạch cắt giảm hơn 2 nghìn tỷ USD tiền thuế trong 10 năm tới, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên 3%, cao hơn mức 1,8% dự đoán trước đó.


Thặng dư/Thâm hụt ngân sách của Mỹ (nghìn tỷ USD) và tỷ lệ % theo GDP

Thặng dư/Thâm hụt ngân sách của Mỹ (nghìn tỷ USD) và tỷ lệ % theo GDP


Nợ công đang là hiểm họa với kinh tế Mỹ (%GDP)

Nợ công đang là hiểm họa với kinh tế Mỹ (%GDP)

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã từng cam kết chấm dứt tình trạng thâm hụt ngân sách cũng như giải quyết khoản nợ 19 nghìn tỷ USD nợ công của chính phủ. Tuy nhiên lời hứa này có vẻ không hiện thực cho lắm khi vị tổng thống mới vẫn chưa làm được gì nhiều.

Tính trong năm tài khóa này, chính phủ Mỹ đã lạm chi 559 tỷ USD so với số thuế thu vào.

Liệu có hiệu quả?

Theo ủy ban ngân sách liên bang (CRFB), chính sách thuế mới của ông Trump sẽ khiến nước này mất từ 3-7 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới và nền kinh tế Mỹ sẽ phải tăng trưởng ở mức 4,5% để có thể đảm bảo ổn định tài chính công. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi nhiều dự báo cho thấy kinh tế Mỹ chỉ có thể tăng trưởng khoảng 1,8% trong thập niên tới.

Số liệu của CRFB cũng chỉ ra rằng nợ công của Mỹ hiện là 77% GDP, ở mức cao nhất trong lịch sử kể từ sau Thế chiến thứ II. Với chính sách thuế mới, mức nợ công sẽ tăng lên 111% vào năm 2027, tính theo tỷ giá hiện tại là 31 nghìn tỷ USD trong khi thâm hụt ngân sách sẽ đạt 1,4 nghìn tỷ USD, tương đương 5% GDP.


Nợ công sẽ tăng mạnh nếu Trump cắt giảm thuế doanh nghiệp

Nợ công sẽ tăng mạnh nếu ông Trump cắt giảm thuế doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá chính sách mới của ông Trump là không thực tế vì không phải cứ giảm thuế là mọi người sẽ chăm chỉ làm việc để kiếm thêm tiền, đóng thêm thuế và giải quyết thâm hụt ngân sách.

Giám đốc Joseph J.Thorndike của Tax Analysts nhận định ngay cả chính phủ của Cựu tổng thống Reagan vào năm 1981 cũng nhận ra sự bất cập của chương trình cắt giảm thuế và buộc phải tìm kiếm nguồn thu mới cho ngân sách Mỹ.

Trong khi đó, Cựu tổng thống Bush cắt giảm thuế năm 2001 với một tình hình hoàn toàn khác khi ngân sách Mỹ thặng dư và nền kinh tế nước này cần một cú hích để tăng trưởng. Trái ngược lại, chính phủ Mỹ hiện đang thâm hụt ngân sách và động thái cắt giảm thuế của ông Trump khiến nhiều chuyên gia thấy bất hợp lý.


Tỷ lệ các nguồn thu nhập của ngân sách Mỹ (%)

Tỷ lệ các nguồn thu nhập của ngân sách Mỹ (%)

Theo ước tính của chính phủ Mỹ, ngân sách nước này sẽ thu được khoảng 3,21 nghìn tỷ USD nhưng lại phải chi tới 3,65 nghìn tỷ USD trong năm tài khóa 2017. Với GDP ước tính đạt 17 nghìn tỷ USD, khoản thâm hụt 443 tỷ USD chiếm 2,6% GDP.

Hiện phần lớn nguồn thu của ngân sách Mỹ đến từ thu thuế thu nhập cá nhân (49%), thu thuế doanh nghiệp (11%) hay thuế tiền lương (31%). Cụ thể, thuế thu nhập cá nhân sẽ đem lại 1,57 nghìn tỷ USD cho ngân sách, thuế tiền lương là 1 nghìn tỷ USD còn thuế doanh nghiệp là 368 tỷ USD.

Payroll Tax: chủ doanh nghiệp trả thuế khi thanh toán lương cho nhân viên

Mặc dù thông báo mới đây của Nhà Trắng không nói gì đến thuế tiền lương nhưng vào ngày 10/4 vừa qua, giới truyền thông Mỹ cho biết những nhà vận động hành lang thân cận với chính quyền Trump đang cố gắng để loại bỏ mức thuế tiền lương 12,4%.

Như vậy, việc cải cách thuế của ông Trump nếu thành công có thể ảnh hưởng đến 42% nguồn thu nhập từ thuế của ngân sách Mỹ và hiện vẫn chưa rõ liệu ông chủ Nhà Trắng sẽ đưa ra các giải pháp gì để đối phó tình hình nếu kinh tế Mỹ không tăng trưởng đúng theo kế hoạch sau đó.

Cũng theo số liệu của chính phủ Mỹ, nợ công nước này trong năm tài khóa 2017 ước tính lên tới 17,7 nghìn tỷ USD, tương đương 104,4% GDP.


Sau khi Cựu tổng thống Bush và Reagan giảm thuế, thu nhập ngân sách đều giảm ngắn hạn trong khi nợ công tăng mạnh. Trái ngược lại, Cựu tổng thống Bill Clinton tăng thuế khiến thu ngân sách tăng còn nợ công giàm.

Sau khi Cựu tổng thống Bush và Reagan giảm thuế, thu nhập ngân sách đều giảm ngắn hạn trong khi nợ công tăng mạnh. Trái ngược lại, Cựu tổng thống Bill Clinton tăng thuế khiến thu ngân sách tăng còn nợ công giàm.


Mức thuê doanh nghiệp tại Mỹ so với một số nước (%)

Mức thuê doanh nghiệp tại Mỹ so với một số nước (%)

BT

Cùng chuyên mục
XEM