Chiến lược "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Donald Trump đang gặp vấn đề gì?
Vấn đề thương mại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ trong nước. Nếu Nhà Trắng muốn cải thiện tình hình, Hoa Kỳ nên so sánh những sai lầm của mình với chiến lược của Trung Quốc.
Báo cáo về tình hình sản xuất của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho biết chỉ 1% các công ty Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này cho thấy vấn đề thương mại của Mỹ xuất phát từ trong nước.
Chính quyền Trump đe dọa rút khỏi các hiệp định thương mại . Nhưng nếu Nhà Trắng muốn cải thiện tình hình thương mại của nước này thì tốt hơn hết nên nhìn vào 3 sai lầm nghiêm trọng trong nước, sau đó so sánh với chiến lược đối lập của Trung Quốc, đất nước có ngành sản xuất lớn nhất thế giới.
Nếu Nhà Trắng muốn cải thiện tình hình, Hoa Kỳ nên so sánh những sai lầm của mình với chiến lược của Trung Quốc.
Sai lầm đầu tiên là "bỏ đói" ngành sản xuất, tức là thiếu đầu tư. Đầu tư khu vực tư nhân của Mỹ ở mức thấp nhất trong 30 năm qua; tuổi trung bình của các nhà máy là 25 năm và máy móc là 9 năm. Báo cáo của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey ước tính để giải quyết vấn đề thương mại, Hoa Kỳ cần đầu tư khoảng 115 tỷ đô la mỗi năm trong thập kỷ tới.
Tuy nhiên, chính sách thương mại và thuế của Hoa Kỳ gần như không kích thích đầu tư. Các công ty nói tốt về đầu tư trong nước, nhưng lại thừa nhận rằng phần lớn số tiền chuyển về nước đều dùng để mua lại cổ phần và chi trả lợi tức. Vậy thì vì sao các công ty lại phải đầu tư vào trang thiết bị, vào hoạt động đào tạo trong nước hoặc cấp vốn cho Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng (Infrastructure Bank) khi họ không nhận được lợi ích gì?
Hoa Kỳ đang bỏ đói ngành sản xuất.
Hai thập kỷ qua đã cho thấy kinh tế học trọng cung không dẫn đến sử dụng vốn hiệu quả, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia. Vì vậy nước Mỹ nên đầu tư vào các khu vực cần vốn. Đó chính xác là việc mà Trung Quốc đang thực hiện với kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá một nghìn tỷ đô la.
Thứ hai, cuộc tranh luận về thương mại của Hoa Kỳ tập trung quá nhiều vào các công ty nội địa lớn. Những công ty này vẫn đang hoạt động tốt, xét trên giá cổ phiếu, lợi nhuận biên và tăng trưởng doanh số bán hàng. Hầu hết các công ty trong tổng số 250.000 nhà sản xuất ở Mỹ có ít hơn 100 nhân viên.
Luận điểm rằng thương mại toàn cầu là cuộc chơi mà các bên đều thất bại khó có thể áp dụng cho các công ty trên. Các công ty đó hầu như không xuất khẩu, không phải bởi vì họ không thể mà vì nguồn vốn ngày càng eo hẹp ở các nước giàu kể từ Đại Suy Thoái (việc thiếu vốn đầu tư tạo ra khoảng cách năng suất giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn lên đến 40%). Vì vậy, kết nối các nhà xuất khẩu lớn trong chuỗi cung ứng có thể giải quyết vấn đề này.
"Vùng miền hóa" là một dạng toàn cầu hóa mới. Chính phủ Hoa Kỳ cần khuyến khích các hãng lớn hợp tác với nhà sản xuất địa phương, điều này được kì vọng sẽ giải quyết thâm hụt thương mại, do 70-80% giá trị của sản phẩm cuối cùng được tạo ra nhờ chuỗi cung ứng.
Đây chính là điều Trung Quốc đã đi tiên phong, thể hiện trong kế hoạch phát triển năm 2025. Kế hoạch nêu rõ nước này muốn tối thiểu hóa sự phụ thuộc vào thị trường và công nghệ nước ngoài.
Cuối cùng, Hoa Kỳ cần liên kết thung lũng Silicon với vùng vành đai công nghiệp. Sản xuất công nghệ cao như in 3D, mạng lưới vạn vật kết nối (The internet of things) và cảm biến trong sản phẩm là tương lai của ngành sản xuất. Sản xuất công nghệ cao tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho ngành dịch vụ và phân tích dữ liệu bên cạnh ngành sản xuất hàng hóa.
Thật đáng kinh ngạc khi gần một nửa các công ty sản xuất của Hoa Kỳ không có chiến lược kĩ thuật số (digital strategies). Trong khi đó, các chuyên gia kĩ thuật ở Trung Quốc đã có những bài phát biểu về tích hợp giữa thế giới thật và thế giới kỹ thuật số.
Chủ nghĩa dân tộc trong lĩnh vực kinh tế mà không có kế hoạch sẽ không thể làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Tuy nhiên, chính quyền Trump đang cố gắng thúc đẩy chiến lược "Nước Mỹ trước tiên" mà không có bất cứ kế hoạch nào rõ ràng và chặt chẽ, hay cách thức để chiến lược công nghiệp đạt được thành công.
Những quốc gia mà Hoa Kỳ bỏ lại khi rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều là các thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh, đông đảo tầng lớp trung lưu chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là các thị trường có nhu cầu lớn nhất với các sản phẩm xuất khẩu giá trị cao từ Hoa Kỳ như sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm và máy móc lớn.
Rút khỏi NAFTA (Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ) trong khi không có chính sách phát triển công nghiệp trong nước cũng là một sai lầm lớn. Chủ nghĩa dân tộc trong lĩnh vực kinh tế mà không có kế hoạch sẽ không thể làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Thậm chí tình hình còn có thể tồi tệ hơn.