Chất lượng tài sản nằm ở hơn 10.000 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn của Xây dựng Hòa Bình ra sao?

11/07/2023 15:02 PM | Kinh doanh

Đến cuối năm 2022, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của Hòa Bình lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2021 và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ gần 2.600 tỷ đồng. Vấn đề nhà đầu tư quan tâm là sau khi đã trích lập dự phòng, những khoản phải thu còn lại của Hòa Bình có chất lượng như thế nào?

Chất lượng tài sản nằm ở hơn 10.000 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn của Xây dựng Hòa Bình ra sao? - Ảnh 1.

Tại ngày cuối năm 2022, có tới hơn 68% tài sản của xây dựng Hòa Bình nằm trong các khoản phải thu.

Trong đó, hai khoản mục chủ yếu là Phải thu ngắn hạn khách hàng (PTNHKH) và Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng (PTTTĐHĐ).

Chất lượng tài sản nằm ở hơn 10.000 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn của Xây dựng Hòa Bình ra sao? - Ảnh 2.

BCTC kiếm toán 2022

Đặc thù của TK "Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng" được ghi nhận cùng lúc với doanh thu. Khoản mục này dùng để ghi nhận phần trăm công việc mà Hòa Bình đã hoàn thành và được xác minh bởi bên tư vấn thứ ba, nhưng chưa lập hóa đơn cho khách hàng.

Trong khi đó, “Phải thu khách hàng” được chuyển từ “Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng” đã lập hóa đơn và chuyển đến khách hàng. Theo đó, khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho Hòa Bình và bất kỳ khoản thanh toán chậm nào sẽ bị phạt.

Đến cuối năm 2022, các khoản phải thu của Hòa Bình tăng từ 10.091 tỷ đồng năm 2021 lên 10.255 tỷ đồng, là một dấu hiệu xấu về mặt dòng tiền và thanh khoản của công ty, do các nguyên nhân chủ yếu:

- Hòa Bình ghi nhận khoản mục "Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng".

- Khoản nợ bảo lưu chiếm tỷ trọng lớn (nợ bảo lưu là nợ chưa đến hạn và chủ đầu tư có quyền giữ lại theo điều kiện hợp đồng, do đặc điểm ngành xây dựng).

- Dòng tiền của chủ đầu tư bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường (do thị trường ngành bất động sản gặp khó khăn về chính sách thắt chặt tiền tệ và pháp lý).

Chất lượng tài sản nằm ở hơn 10.000 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn của Xây dựng Hòa Bình ra sao? - Ảnh 3.

Nguồn: HBC

Nợ bảo lưu chiếm tỷ trọng lớn là một đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng. Để đảm bảo cho nghĩa vụ bảo hành công trình sau khi bàn giao, chủ đầu tư sẽ giữ lại một tỷ lệ nhất định của từng đợt thanh toán, tỷ lệ phổ biến là 10%.

Giá trị này sẽ được thanh toán sau khi hợp đồng được quyết toán và nhà thầu phát hành bảo lãnh bảo hành cho hạng mục công trình đã thực hiện.

Như vậy giá trị bảo lưu hàng năm trong khoản phải thu ít nhất cũng 10% doanh thu, bên cạnh đó các hợp đồng xây dựng thường có tiến độ vào khoảng 2-3 năm.

Phía công ty cho biết, năm 2022, có tới 82% khoản đã thu của Công ty mẹ đến từ khối lượng đã thực hiện và 18% còn lại đến từ thu tạm ứng, đồng nghĩa với việc giá trị bảo lưu thường rơi vào khoảng 20% - 30% doanh thu.

Trong năm 2022, khoản nợ bảo lưu chiếm 64% khoản phải thu ngắn hạn khách hàng và chiếm 45% trên tổng PTNHKH và PTTTĐHĐ.

Chất lượng tài sản nằm ở hơn 10.000 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn của Xây dựng Hòa Bình ra sao? - Ảnh 4.

Nguồn: HBC

Khoản phải thu của Hòa Bình tương đối lớn, tuy nhiên nếu loại trừ khoản bảo lưu thì khoản phải thu của Hòa Bình trong năm 2022 chỉ còn gần 5.600 tỷ đồng, tương đương với 40% doanh thu và 35% tổng tài sản.

Bên cạnh đó, nếu loại trừ khoản bảo lưu thì thời gian thu hồi công nợ bình quân giảm xuống còn 149 ngày trong năm 2022. Như vậy về chủ quan, nguyên nhân thời gian thu hồi công nợ của Hòa Bình kéo dài là do HBC ghi nhận khoản mục phải thu theo tiến độ hợp đồng và tỷ trọng lớn của các giá trị bảo lưu trong khoản phải thu theo đặc thù ngành xây dựng.

Một điểm sáng khác đó là tỷ lệ Đã thu/Doanh thu của Tập đoàn vẫn duy trì ở mức tốt, đạt 100% cho thấy công tác thu hồi công nợ của Hòa Bình trong năm 2022 được đốc thúc nghiêm túc trong bối cảnh khó khăn chung của ngành BĐS, xây dựng trong thời gian qua.

Hòa Bình đã báo cáo chi tiết về tỷ lệ các khoản phải thu NHKH và PTTTĐHĐ theo từng vùng miền.

Chất lượng tài sản nằm ở hơn 10.000 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn của Xây dựng Hòa Bình ra sao? - Ảnh 5.

Nguồn: HBC

Công ty cho biết, khu vực miền Nam đang làm rất tốt ở khâu công tác đệ trình, phê duyệt hồ sơ thanh toán. Để tăng cường hiệu quả công tác đệ trình và phê duyệt hồ sơ, Hòa Bình đang ngày càng tăng cường nhân lực cho khu vực miền Bắc (cơ cấu lại bộ máy tổ chức với 2 khối: Thi công và Văn phòng hỗ trợ ở 2 vùng miền: Nam và Bắc+Trung).

Loại hình xây dựng nhà ở giúp Hòa Bình thu hồi công nợ tốt nhất, khi tỷ trọng khoản phải thu luôn nhỏ hơn tỷ trọng doanh thu tương ứng.

Chất lượng tài sản nằm ở hơn 10.000 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn của Xây dựng Hòa Bình ra sao? - Ảnh 6.

Nguồn: HBC

Trọng Nghĩa

Cùng chuyên mục
XEM