Chàng trai 23 tuổi chưa từng "vượt rào" đau đớn phát hiện mắc căn bệnh "ngàn người xa lánh" chỉ vì hay làm điều này với đồng nghiệp ở văn phòng

13/04/2022 17:23 PM | Sống

Chốn công sở luôn khiến người ta mường tượng rằng là nơi làm việc sạch sẽ, văn minh thì lại trở thành nguồn lây rất nhiều bệnh.

Anh T.H (23 tuổi) đang làm nhân viên văn phòng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, dạo gần đây anh thấy cơ thể bắt đầu có nhiều dấu hiệu bất thường như nổi mụn cóc ở miệng và dương vật. Tuy nhiên, do không thấy đau đớn hay mỏi mệt nên anh chủ quan, nghĩ là bị dị ứng hoặc ghẻ nước.

Thời gian sau đó, anh nổi ban ở lòng bàn tay kèm sốt, nhức đầu. Nghi vấn trong lòng có điều bất ổn, anh H. liền đến bệnh viện nam học khám thì bàng hoàng phát hiện đã bị mắc giang mai.

Điều này gần như khiến anh suy sụp và không thể chấp nhận. Anh H. phân trần: "Tôi chưa từng quan hệ tình dục và sống vô cùng lành mạnh. Việc tôi bị bệnh xã hội sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hiện tại của mình. Nhưng sau khi được bác sỹ tư vấn là có tiếp xúc với bệnh nhân bị giang mai hay không, tôi bắt đầu đặt ra hiềm nghi với đồng nghiệp của mình".

Chàng trai 23 tuổi chưa từng vượt rào đau đớn phát hiện mắc căn bệnh ngàn người xa lánh chỉ vì hay làm điều này với đồng nghiệp ở văn phòng - Ảnh 1.

Giang Mai hoàn toàn có thể lây nhiễm qua việc dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh

Theo anh H., ở cơ quan anh rất thân với một người bạn nam giới. Hai người ngồi cạnh nhau nên thường xuyên ăn cơm chung, đôi lúc uống chung cốc và lúc ngủ trưa cũng đắp chung chăn. Sau khi dò hỏi, người bạn này đã thừa nhận đang trong quá trình điều trị bệnh và không nghĩ giang mai có thể lây qua những con đường khác ngoài quan hệ tình dục nên lơ là, không phòng bị.

Qua đây, anh H. muốn gửi lời khuyên đến mọi người hãy biết tự bảo vệ chính bản thân mình khỏi các tác nhân gây bệnh dù cảm thấy nó an toàn đến mức nào. Bởi chốn công sở luôn khiến người ta mường tượng rằng là nơi làm việc sạch sẽ, văn minh thì lại trở thành nguồn lây rất nhiều bệnh.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra, dễ lây lan, chủ yếu là qua hoạt động tình dục. Người bệnh thường không biết về căn bệnh này và vô tình lây cho người khác. Bằng việc nhận biết được dấu hiệu và triệu chứng bệnh giang mai sẽ giúp bạn kịp thời điều trị căn bệnh xã hội này.

Triệu chứng bệnh giang mai

Các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Thậm chí, một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.

Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:

- Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.

- Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

- Xuất hiện sẩn như mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.

- Các mảng trắng trong miệng.

- Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và nổi hạch ở cổ, nách và bẹn.

Chàng trai 23 tuổi chưa từng vượt rào đau đớn phát hiện mắc căn bệnh ngàn người xa lánh chỉ vì hay làm điều này với đồng nghiệp ở văn phòng - Ảnh 2.

Môi trường công sở tiềm ẩn lây nhiễm các căn bệnh xã hội

Các con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Tương tự như các căn bệnh xã hội khác, khả năng lây nhiễm của bệnh giang mai cũng rất cao với nhiều con đường khác nhau. Sau đây là các con đường lây bệnh phổ biến:

Lây nhiễm qua đường tình dục: Bệnh giang mai có thể dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các vết loét giang mai (thường có ở vùng sinh dục). Chính vì vậy, quan hệ tình dục là một phương thức lây nhiễm phổ biến của bệnh giang mai.

Bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới không chỉ lây qua đường quan hệ tình dục dị tính (truyền thống với sự tiếp xúc giữa dương vật – âm đạo), mà bất cứ hình thức tiếp xúc tình dục nào với người bệnh giang mai đều sẽ lây nhiễm, bao gồm quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ đồng tính, hay quan hệ bằng miệng...

Ngoài ra, nếu có xảy ra sự tiếp xúc thân mật với người bệnh giang mai như ôm hôn, tiếp xúc da thịt... thì cũng có thể bị truyền nhiễm bệnh.

Lây qua đường tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai: Một số khả năng khác lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai chính là các tiếp xúc đối với đồ vật của bệnh nhân bị giang mai (như chăn gối, quần áo, đồ lót, cốc uống nước, bàn chải đánh răng...) có sự hiện diện của dịch tiết, mủ và máu của người bệnh.

Chàng trai 23 tuổi chưa từng vượt rào đau đớn phát hiện mắc căn bệnh ngàn người xa lánh chỉ vì hay làm điều này với đồng nghiệp ở văn phòng - Ảnh 3.

Nắm bắt con đường lây nhiễm bệnh giang mai để bảo vệ chính mình và mọi người

Lây nhiễm qua con đường máu: Theo các bác sĩ, việc lây truyền xoắn khuẩn giang mai từ máu có thể xảy ra. Chẳng hạn như sử dụng chung bơm tiêm chích ma túy, hiến máu,... Tuy nhiên, trong những trường hợp này, xoắn khuẩn của bệnh giang mai thường ẩn náu trong máu và các biểu hiện lâm sàng thường rất hạn chế. Do đó, bệnh nhân rất khó phát hiện tình trạng bệnh của mình.

Lây truyền từ mẹ sang con: Đây là nguyên nhân phổ biến của các trẻ sơ sinh khi vừa chào đời đã mang trong mình bệnh giang mai. Lý giải về sự lây truyền này, các bác sĩ cho rằng nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ mắc bệnh thì sẽ lây nhiễm cho con thông qua cuống rốn. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này gây ra những tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, sức đề kháng của trẻ hoặc hơn thế nữa là gây sảy thai.

Nếu mẹ bầu đồng thời mắc bệnh HIV và bệnh giang mai thì các xoắn khuẩn của giang mai sẽ tạo điều kiện để virus HIV tấn công trẻ từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ảnh hưởng đến thể chất của trẻ khi sinh ra thì chúng còn có thể gây ra một phần khiếm khuyết nào đó cho trẻ.

Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương

Chàng trai 23 tuổi chưa từng vượt rào đau đớn phát hiện mắc căn bệnh ngàn người xa lánh chỉ vì hay làm điều này với đồng nghiệp ở văn phòng - Ảnh 4.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM