Chàng sinh viên tốt nghiệp 3 năm đã có thể mua nhà ở thành phố lớn, tiết lộ: ‘Khi bạn thật sự thiếu tiền, bạn sẽ biết cách tiết kiệm và kiếm tiền’

26/12/2022 16:11 PM | Sống

Có câu: "Chỉ cần còn sống thì cái gì cũng có thể!" Câu chuyện dưới đây sẽ tiếp thêm hy vọng cho bạn để tiếp tục kiên trì.

Câu chuyện của tài khoản có tên Mã Tiểu Phi, 25 tuổi, hiện đang sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc), chia sẻ về cách nhanh chóng ổn định cuộc sống, làm giàu và không ngừng mở rộng tài sản. Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng cậu đã làm được một việc mà có những người mất cả đời để cố gắng, đó là mua nhà thành phố. Dưới đây là nguyên văn bí quyết của Tiểu Phi: 

***

Từng có một thầy bói nói rằng tôi là dạng người rất giỏi tích lũy tài sản, sau này tôi mới thấy đúng thật. Nhưng tôi cho rằng việc tích lũy tài sản không chỉ là tiết kiệm tiền hay kiếm tiền, mà phải song hành cùng một lúc, vừa tăng thu nhập vừa giảm chi tiêu.

Sau khi tốt nghiệp đại học 3 năm thì tôi đã mua được căn nhà đầu tiên ở Bắc Kinh. Có thể đối với nhiều người có gia cảnh giàu có thì đây hoàn toàn không có gì là quá ghê gớm, nhưng đối với những "sinh viên nghèo" như tôi, những người tự thân phấn đấu, không dựa dẫm vào gia đình thì điều này là một cột mốc rất lớn trong đời. 

Người như tôi chỉ có duy nhất một con đường, đó là kiếm tiền và tiết kiệm tiền. Rất nhiều người hỏi tôi làm thế nào để tiết kiệm tiền, có nhất thiết phải sống cực kỳ kham khổ thì mới mua được nhà hay không? Câu trả lời là tất nhiên… là không hề. Sau đây, tôi sẽ chia sẻ cách mà mình kiếm tiền và tiết kiệm tiền cho ngôi nhà đầu tiên. 

Kiếm tiền

1. Kiếm tiền thông minh bằng khả năng đặc biệt 

Tôi nghĩ điều quan trọng nhất để kiếm tiền là tìm một lĩnh vực trống và sử dụng khả năng cạnh tranh đặc biệt của bạn để kiếm tiền, điều này vừa ổn định, nhanh chóng mà còn vô cùng tốt. 

Ví dụ, khi học đại học, tôi đã tham gia một lớp luyện thi tiếng anh, bởi vì tôi là sinh viên năm nhất, nên về cơ bản tôi đều nghe không hiểu gì, nhưng ưu điểm của tôi là tôi có thể nhớ rất rõ ràng tất cả các ghi chú. Nhờ đó mà điểm số của tôi vào kỳ thi đó rất tốt, tôi nhận ra rằng những ghi chú này rất có ích, vì vậy tôi đã đến tiệm in ấn sao chép ra nhiều bản, chi phí vốn khoảng 20 nghìn đồng/ bản, sau đó tôi bán chúng ra với giá 150 nghìn đồng/ bản, vì kiến thức trong cuốn sổ này chính là nội dung của một khóa học trị giá 1 triệu 500 nghìn đồng, cho nên bán rất là chạy. 

Sau đó tôi còn tổng hợp lại và biên soạn các từ vựng có tần suất xuất hiện cao để bán. Với giá vốn là 10 nghìn đồng, tôi bán ra giá 100 nghìn đồng. 

Mặc dù đây là một mối làm ăn rất nhỏ, nó không đủ để tôi mua được một căn nhà, nhưng nó vẫn là một ý tưởng rất hay. Sự việc này đã khiến tôi hiểu ra được rằng, chúng ta nên tận dụng những lĩnh vực còn trống và khả năng đặc biệt của mình, khi thị trường có nhu cầu thì lập tức bán ra, chúng ta nhất định sẽ kiếm được tiền. 

Tất nhiên, trải nghiệm kiếm tiền lần này cũng khiến tôi hiểu ra một chân lý khác, đó là đừng cảm thấy kiếm tiền là một việc xấu hổ, bạn ra ngoài phát tờ rơi quảng cáo, hay bôn ba tìm kiếm thị trường đều là một nét đẹp của lao động chân chính. Chỉ cần bạn chăm chỉ kiếm đồng tiền sạch sẽ thì chắc chắn sẽ có ngày phất lên. 

Chàng sinh viên tốt nghiệp 3 năm đã có thể mua nhà ở thành phố lớn, rốt cục cậu ta kiếm tiền và tiết kiệm bằng cách nào? - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ: Pinterest)

2. Khi bạn thực sự thiếu tiền, bạn sẽ tìm mọi cách để kiếm tiền 

Tiền lương hàng tháng của tôi từ thực tập sau khi tốt nghiệp là 4 triệu đồng (đã quy đổi ra tiền Việt), đến khi thành nhân viên chính thức là 10 triệu đồng, một con số quá nhỏ nếu so với tiền cọc nhà lên đến hơn 1 tỷ đồng. Vậy làm sao để tôi có thể kiếm được một khoảng tiền lớn đến vậy? 

Tôi nghĩ điểm quan trọng nhất là phải mở rộng nguồn thu, tiền gì cũng phải kiếm, chỉ được kiếm nhiều, không được kiếm ít. Khi bạn thực sự thiếu tiền, bạn sẽ bất chấp để kiếm tiền, dù phải đi rửa chén vào ban đêm. Miễn là hợp lý, hợp pháp và tiền sạch thì bạn đều sẽ làm. 

Ví dụ, khi đó tôi tìm kiếm các công việc bán thời gian sau giờ làm việc, từ dịch thuật đến viết content cho các phương tiện truyền thông, giúp bạn bè làm đồ đạc, v.v.. Những cuốn sách tôi viết trong những năm đó bán cũng rất chạy, nhưng tôi không tiêu xài mà đều tiết kiệm. Trừ phí bản thảo mấy trăm nghìn đến tiền bản quyền trăm triệu ra, sau cùng tôi tiết kiệm được 170 triệu đồng và gửi về cho mẹ giữ, rồi viết tiếp, kiếm tiền tiếp. Đến một hôm, tôi nhìn trúng một căn nhà nhỏ, tôi liền hỏi mẹ là tôi có bao nhiêu tiền, mẹ nói 200 triệu đồng, lúc đó tôi thực sự rất bất ngờ. 

Tích lũy, tiết kiệm tiền

Đầu tiên, tôi muốn nói rằng, từ trước đến giờ tôi chưa từng phân tiền của mình ra thành 5 nguồn hay 7 nguồn, và đặt tên cho nó như tiền du lịch, tiền tự thưởng bản thân, v.v. đối với tôi, tiền nào cũng là tiền, đều giống nhau. Não tôi không quá phức tạp đến nỗi phải chia tiền ra làm nhiều "cái tên" rạch ròi như thế. Cho nên, đối với một người như tôi mà nói thì chỉ có kiếm tiền và tiết kiệm tiền, đơn giản thế thôi. 

Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ 2 mẹo nhỏ giúp bạn tiết kiệm tiền: 

1. Không động vào thẻ nhận lương

Lương của tôi khởi điểm là 4 triệu đồng/ tháng, vì vậy tôi đòi hỏi mình phải tìm cách kiếm tiền thêm sau khi tan sở và không đụng đến thẻ nhận lương. Có thể bạn cho rằng điều này là hoàn toàn bất khả thi, nhưng bạn cần biết rằng khi lương thấp thì nhu cầu cũng thấp, tiêu dùng cao thì thu nhập cao. Chỉ cần bạn quyết tâm không tiêu xài hoang phí là sẽ tiết kiệm được. 

Cho đến ngày nay, tôi chưa bao giờ sử dụng tiền trong thẻ nhận lương của mình, đồng thời nỗ lực kiếm tiền thêm ở bên ngoài để trả khoảng vay nợ mua nhà, đây cũng là một trong những động lực kiếm tiền của tôi. 

Chàng sinh viên tốt nghiệp 3 năm đã có thể mua nhà ở thành phố lớn, rốt cục cậu ta kiếm tiền và tiết kiệm bằng cách nào? - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ: Pinterest)

2. Mua bán đồ cũ, cuộc sống tốt vốn không quá đắt 

Đồ cũ cũng không phải luôn là đồ hư hỏng, có nhiều món đồ cũ vẫn còn dùng được rất tốt, thậm chí còn rất được giá do có giá trị thời gian. Thời nay, càng ngày càng có nhiều người thích mua đồ cũ hơn, ví dụ như trong lĩnh vực quần áo, thiết bị âm nhạc, v.v. vì nó vừa rẻ vừa mua được đồ chất lượng cao. Vì thế tôi thường mua đồ cũ để tiết kiệm. 

Đồ cũ còn được gọi là đồ qua tay, nghĩa là nếu bạn mua một món hàng và được tặng thêm một món bất kỳ, nhưng bạn không thích sản phẩm tặng đó, nên quyết định bán lại, thì đó gọi là đồ qua tay, giá cũng thấp hơn. Tôi cũng thường làm thế. Bí quyết của tôi chính là đừng bao giờ tùy tiện giảm giá món đồ của bạn, nếu không, dù có bán được thì bạn cũng không vui. Bạn phải tin rằng nhất định sẽ có người biết hàng và tôn trọng giá bán của bạn xuất hiện. 

3. Hãy hào phóng với tiền bạc

Ngoài việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền, một điều vô cùng quan trọng khác nữa đó là thái độ của bạn đối với tiền bạc. Tôi rất tham tiền, tính tiết kiệm cao, nhưng không đồng nghĩa là tôi keo kiệt. Tôi là một người vô cùng hào phóng, bất luận là hợp tác hay nhờ ai đó giúp đỡ, thì vào lúc chia tiền tôi cũng sẽ chia cho đối phương nhiều hơn một chút, không để người ta buồn lòng. Có nhiều thứ trong cuộc sống quan trọng hơn tiền bạc, chẳng hạn như tình bạn, trách nhiệm và phẩm hạnh. 

Một điều nữa là: loại tiền nên tiêu thì nhất định phải tiêu. Bất cứ khi nào tôi kiếm được nhiều tiền, tôi cũng sẽ bỏ ra một số tiền để làm từ thiện. Tôi luôn có những dự án từ thiện của riêng mình và tôi cũng đã thực hiện chúng đều đặn mỗi năm. Đây cũng chính là cách mà tôi tích chút phước đức cho mình và đối tác. 

Những đứa trẻ được chúng tôi hỗ trợ rất biết ơn chúng tôi, nhưng thực ra chúng tôi cũng cảm ơn chúng rất nhiều vì đã cho chúng tôi một cơ hội để tích đức cho bản thân, để chúng tôi có thể ghi nhớ những điều trong sáng và tốt đẹp trong thời đại cạnh tranh vì lợi ích ngày càng khốc liệt này. 

Tôi thích tiền, nhưng tôi không xem tiền là trên hết, tôi làm việc chăm chỉ kiếm tiền là để duy trì sự độc lập tài chính của mình, không để người thân phải khổ sở. Hào phóng và cho đi, tôi nghĩ đó là thái độ tốt nhất đối với tiền bạc mà mỗi chúng ta đều nên có.

Theo Trần Anh

Cùng chuyên mục
XEM