Chẳng phải nợ công hay kinh tế Trung Quốc, đây mới là nỗi ám ảnh lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu

13/05/2016 10:06 AM | Kinh tế vĩ mô

Chẳng phải nợ công, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, hay bất ổn chính trị tại Trung Đông. Nước mới chính là rủi ro lớn nhất phá hủy nền kinh tế toàn cầu

Các rủi ro đe dọa kinh tế toàn cầu có thể được kể ra chỉ trong vài nốt nhạc.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tốc, nợ công tăng nhanh, bất ổn chính trị tại Trung Đông và khối Liên minh châu Âu có thể tan vỡ đều là những biến cố nguy hiểm.

Nhưng không một tác nhân nào được cho là nguy hiểm thật sự. Đó là lời nhận định của Joe Quinlan – chiến lược gia tại Merrill Lynch.

Ông nhấn mạnh:

Tin tốt là những rủi ro đó đều là những nhân tố vô danh – hoặc là tác động ngoại lai đã được biết đến và giảm thiểu bởi thị trường vốn. Nhưng tin xấu là có một mối nguy ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế nhưng lại chỉ được nhận thức được bởi một số ít nhà đầu tư: rủi ro nguồn nước – hậu quả của biến đổi khí hậu .

Quinlan cho rằng biến đổi khí hậu sẽ làm giảm nguồn nước sinh hoạt và dùng cho công nghiệp xuống mức thấp một cách nguy hiểm. Quinlan gọi nước là huyết mạch của nền kinh tế. Nếu không có nó, hoạt động kinh tế sẽ không thể vận hành.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy sự nguy hiểm của vấn đề: 1,6 tỷ người có thể phải chịu cảnh thiếu nước trầm trọng trong suốt 20 năm, trong khi nhu cầu nước toàn cầu có thể tăng khoảng 50% cho đến năm 2020.

Vấn nạn nguồn nước tại Ấn Độ suốt 2 năm qua là ví dụ điển hình. Mặc dù đứng đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu nhưng hạn hán đã kìm kẹp Ấn Độ suốt 2 năm nay.

Hoạt động kinh tế của hơn 300 triệu người dân bị ảnh hưởng do mực nước tại 91 bể chứa đều ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Sản lượng nông nghiệp suy giảm, nhiều nhà máy thủy điện phải đóng cửa.

Nhiều đập ngăn nước đã nứt nẻ, nhà máy hoạt động dưới năng suất, nguồn nước uống sạch thiếu hụt đặt tình trạng sức khỏe của hàng triệu người dân bên bờ rủi ro. Chiến tranh nguồn nước xảy ra ở nhiều nơi đã đưa khủng hoảng nước trở thành vấn đề quốc gia.

Theo Quinlan, để giảm thiểu những vấn nạn trên, một là chính phủ và các công ty tư nhân nên tăng cường đầu tư bảo tồn và thực hiện mọi biện pháp để chống lại khủng hoảng toàn cầu, hoặc chấp nhận tăng trưởng giảm tốc.

Quinlan ước tính ngành nước thế giới làm ra 450 tỷ USD/năm và sẽ còn tăng mạnh trong bối cảnh như hiện nay.

Nếu điều đó không xảy ra, thế giới sẽ phải nhận hậu quả thảm khốc.

Biến đổi khí hậu toàn cầu – nhân tố khiến độ nguy hiểm và cường độ xảy ra hạn hán, bão lụt tăng lên – đã đổ thêm dầu vào nguy cơ khủng hoảng nguồn nước toàn cầu. 2 năm trước, câu chuyện này vẫn còn rất lờ mờ nhưng ngày nay nguy cơ khủng hoảng đang tăng tốc chóng mặt, phát sinh hàng tá rủi ro cho tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên đây đồng thời cũng là cơ hội đầu tư cho các nhà kinh tế hiểu biết.

Theo Bình Minh

Cùng chuyên mục
XEM